Viêm chân răng là bệnh lý nha khoa phổ biến gây ra những cơn đau âm ỉ, dai dẳng khó chịu. Đây cũng là một trong những biến chứng của nhiễm trùng răng miệng do vệ sinh kém, ảnh hưởng đến nướu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ lan xuống chân răng và gây viêm tủy, phá hủy chân răng, nguy hiểm nhất là mất răng vĩnh viễn. Bởi vậy bạn cần hiểu rõ về bệnh lý viêm chân răng. Nội dung bài viết được đề cập dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Viêm chân răng là gì? Dấu hiệu viêm chân răng
Bệnh viêm chân răng hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh nha chu, viêm nha chu. Bệnh lý này xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng và chân răng. Theo đó vùng chung quanh chân răng sẽ bị sưng tấy, viêm đỏ.
Bệnh viêm nha chu được chia thành 2 loại chính gồm:
- Bệnh nha chu cấp tính: Viêm chân răng gây nên cơn đau dữ dội chỉ trong 1 thời điểm nhất định.
- Bệnh nha chu mãn tính: Bệnh gây nên những cơn đau kéo dài, lặp đi lặp lại và có sự lan tỏa.
Triệu chứng viêm chân răng cũng được chia thành 2 giai đoạn với những biểu hiện không giống nhau. Cụ thể:
Ở giai đoạn đầu, bệnh nha chu được coi là viêm lợi với những dấu hiệu như:
- Phần lợi bị sưng tấy, cảm giác đau nhức răng nhẹ.
- Mỗi lần đánh răng sẽ bị chảy máu lợi. Hoặc khi ăn uống, không cần tác động cũng thấy chảy máu lợi.
- Miệng có mùi hôi khó ngửi.
- Cảm giác ngứa, bứt rứt chân răng.
- Bị viêm chân răng sưng mặt.
Dấu hiệu viêm chân răng ở giai đoạn muộn:
- Viêm lợi tiến triển thành áp xe, mưng mủ ở các chân răng.
- Người bệnh cảm thấy đau nhức vùng lợi quanh răng.
- Vùng lợi quanh răng trở nên mềm, viêm đỏ.
- Chân răng chảy máu.
- Răng yếu đi, lung lay.
- Xuất hiện hiện tượng tụt lợi, nặng hơn là buốt tủy.
- Mất răng.
Nguyên nhân viêm chân răng
Các bác sĩ nha khoa cho biết, bệnh viêm lợi chân răng được hình thành chủ yếu do vệ sinh răng miệng kém, thức ăn tồn đọng trong khoang miệng tạo nên mảng bám chắc, cứng trên viền nướu, quanh chân răng, kẽ răng và thậm chí là sâu dưới nướu.
Theo đó các mảng bám khiến bề mặt răng trở nên thô nhám hơn. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có hại phát triển, tiết ra độc tố gây kích ứng, viêm nhiễm và làm tổn thương cấu trúc nha chu (gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng).
Ngoài ra, nguyên nhân viêm chân răng còn do một số yếu tố khác, cụ thể là:
- Hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh nha chu.
- Phụ nữ có thai dễ bị bệnh nha chu do rối loạn nội tiết tố.
- Do thói quen không lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần.
- Hệ miễn dịch suy yếu, không đủ sức chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
- Cơ thể thiếu hụt vitamin C khiến tế bào mao mạch bị phá vỡ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.
- Hở kẽ răng do thường xuyên sử dụng tăm xỉa có đầu to và nhọn.
- Người có tiền sử mắc các bệnh như tiểu đường, viêm nhiễm khuẩn, bạch cầu dễ bị viêm quanh chân răng.
- Răng mọc lệch hoặc mọc chen chúc cũng tăng nguy cơ hình thành mảng bám, cao răng. Cao răng càng nhiều, càng dày thì nguy cơ bạn bị viêm nha chu càng lớn.
- Bệnh lý sâu răng tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh và hình thành nên viêm nha chu.
- Thói quen nghiến răng tuy không trực tiếp gây ra viêm chân răng sưng mặt nhưng sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Bởi lúc này nướu của bạn đã bị viêm nhiễm.
- Khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân viêm chân răng. Theo đó khi bạn sử dụng các loại thuốc trầm cảm, huyết áp,… sẽ gây khô miệng. Khoang miệng không tiết đủ nước bọt, mảng bám nhờ vậy hình thành dẫn đến sâu, viêm kẽ chân răng.
Thực tế có rất nhiều nguyên trực tiếp hoặc gián tiếp tác động hình thành nên bệnh viêm nha chu. Để biết chính xác bạn cần đến gặp nha sĩ để được thăm khám, tìm ra căn nguyên gây bệnh.
Viêm chân răng có nguy hiểm không? Biến chứng
Viêm nha chu là bệnh lý thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Vậy viêm chân răng có nguy hiểm không? Trả lời vấn đề này, bệnh nha chu mặc dù khá phổ biến nhưng nếu chủ quan, không được điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, ảnh hưởng lớn để cuộc sống, sức khỏe người mắc.
Theo đó nếu không được xử lý đúng cách, bệnh viêm nha chu sẽ biến chứng, gây nguy hiểm, cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng xấu đến bệnh tim xơ vữa động mạch: Viêm nha chu có khả năng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch, khiến bệnh tim diễn biến xấu đi.
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Tình trạng viêm, đau nhức chân răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, khiến các động mạch bị tắc nghẽn.
- Sinh non: Nếu viêm quanh chân răng xảy ra ở phụ nữ sắp đến ngày dự sinh có nguy cơ chuyển dạ sớm. Bên cạnh đó, trẻ sinh ra sẽ có cân nặng ít hơn nếu thai phụ bị viêm nha chu.
- Khó kiểm soát lượng đường ở người bị tiểu đường: Bạn sẽ khó kiểm soát hàm lượng đường trong máu hơn những người có nướu bình thường nếu bị viêm nha chu.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp: Vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể làm nhiễm trùng phổi, gây viêm phổi nặng. Tình trạng này thường xảy ra ở những đối tượng người cao tuổi.
- Nguy cơ mất răng: Đây chính là hậu quả không thể tránh khỏi nếu bạn chủ quan, để viêm nha chu tiến triển nặng.
- Áp xe răng: Vi khuẩn tồn tại ở sát chân răng sẽ phát triển nhanh chóng và chạy vào tủy. Hoạt động này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn so với việc vi khuẩn tấn công từ mặt nhai xuống. Trường hợp nặng hơn, viêm tủy răng sẽ hình thành nên các ổ áp xe, mưng mủ, đau nhức khó chịu vô cùng.
Phương pháp điều trị bệnh viêm lợi chân răng
Triệu chứng viêm chân răng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Để nhanh chóng giải quyết tình trạng này người bệnh cần đến bệnh viện hoặc cơ sở nha khoa uy tín thăm khám, tư vấn cách chữa trị triệt để. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm chóp chân răng hiệu quả, an toàn.
Điều trị viêm quanh chân răng nhanh chóng bằng Tây y
Bằng các kỹ thuật tân tiến hiện đại, cho kết quả nhanh chóng, Tây y là phương pháp được nhiều người bệnh chọn lựa. Theo đó, sau khi thăm khám xác định nguyên nhân, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh viêm lợi chân răng phù hợp. Cụ thể:
Chữa dấu hiệu viêm chân răng ở giai đoạn nhẹ
Với những trường hợp nướu bị sưng do không lấy cao răng thường xuyên, cấu trúc mô nha chu chưa bị tổn thương nặng bác sĩ sẽ tiến hành lấy vôi răng để loại bỏ yếu tố gây nên bệnh. Tiếp đó bác sĩ kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách để nướu tự phục hồi, khỏe mạnh trở lại.
Chữa bệnh viêm nha chu giai đoạn nặng
Ở trường hợp viêm chân răng hàm hoặc các răng thường sẽ xuất hiện túi mủ ở dưới nướu. Phương pháp khắc phục sẽ phức tạp hơn, theo đó đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vôi răng – nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Tiếp đến mở nướu để nạo túi nha chu và làm sạch gốc răng, loại bỏ toàn bộ vi khuẩn có thể gây bệnh.
Trường hợp lợi bị tụt nhiều bác sĩ cần phải ghép vạt lợi để hỗ trợ nướu phục hồi tốt hơn. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Phương pháp điều trị kết hợp khi chân răng bị viêm nhiễm nặng
Nếu như các mô cứng của răng bị phá hủy nghiêm trọng, tình trạng viêm tủy lan xuống đến cuống răng khiến răng không thể thực hiện chức năng vốn có, đồng thời ảnh hưởng đến các răng khác. Lúc này bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ để bảo tồn các răng còn lại.
Nếu như mức độ viêm nhiễm chân răng trở nặng hoặc các giải pháp trên không mang lại hiệu quả người bệnh có thể phải thực hiện phẫu thuật. Các loại hình phẫu thuật dành cho bệnh viêm lợi chân răng như:
- Cấy ghép mô mềm hoặc men răng.
- Ứng dụng công nghệ men răng tái sinh.
- Phẫu thuật giảm túi (hay còn gọi là phẫu thuật flap).
- Tái tạo mô.
Ngoài ra bạn nên hiểu viêm quanh chân răng là do vi khuẩn tấn công và gây nên bệnh. Vì thế để điều trị dứt điểm bạn cần loại bỏ viêm nhiễm. Một trong những cách phổ biến để loại bỏ vị trí viêm nhiễm chính là sử dụng thuốc kháng sinh.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh như Beta-lactam, macrolid thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý ở đường răng miệng. Công dụng của thuốc là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Kết hợp giữa metronidazol (tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí) và spiramycin (nhóm macrolid) giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm nha chu, viêm nha chu, sâu răng.
- Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid: Các loại thuốc thường được chỉ định như meloxicam, diclophenac hoặc ibuprofen,… Công dụng chính là làm giảm các triệu chứng đau răng, sưng đỏ, viêm kẽ chân răng,… Tuy nhiên thuốc không thích hợp với bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
- Nhóm thuốc corticosteroid: Các loại thuốc thường dùng như prednisolon, dexamethason… có công dụng kháng viêm mạnh, cải thiện chứng đau răng, đỏ, sưng viêm nhức ở chân, kẽ răng.
- Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol và aspirin thường được dùng để giảm nhanh các cơn đau nhức ở chân răng do bị viêm nhiễm. Thế nhưng nếu bạn bị sốt xuất huyết hay ưa chảy máu không được dùng aspirin.
- Nước súc miệng có thành phần kháng khuẩn: Cụ thể như chlorhexidin, zin gluconat, hexetidin, chlorinedioxid,… đây là những thành phần có thể làm sạch răng miệng, loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
Đây đều là những loại thuốc cải thiện tình trạng viêm chóp chân răng hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần đến các phòng khám nha khoa uy tín thăm khám để được bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc thích hợp.
Bài thuốc Đông y cải thiện viêm chân răng sưng mặt hiệu quả
Các bài thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, không gây tác dụng phụ nên được nhiều người bệnh bị viêm chân răng ưa chuộng sử dụng. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y cải thiện bệnh chân răng bị viêm hiệu quả bạn có thể tham khảo và sử dụng.
Bài thuốc số 1 điều trị viêm lợi âm hư
Bài thuốc thích hợp với những người bệnh xuất hiện tình trạng viêm nha chu kèm theo chảy máu có màu đỏ tối, miệng mùi hôi tanh nhưng chân răng không bị sưng, lưỡi đỏ bóng, cổ họng luôn khô. Nguyên nhân của tình trạng này là do nóng trong, bốc hỏa khiến cho huyết đi sai đường gây nên bệnh viêm nhiễm chân răng.
Thành phần:
- Các vị thuốc sau mỗi loại 10g: Hoa hòe (sao đen), nhân trung bạch, hoàng bá (sao), thanh đại, hoàng liên, tri mẫu, bồ hoàng (sao).
- Các vị thuốc sau mỗi loại 30g: Tế sinh địa, địa cốt bì.
- Cuối cùng là đan bì 15g.
Cách dùng:
- Các vị thuốc sau khi được rửa sạch (một số loại sao, chế biến như đã nói ở trên) đem sắc lấy nước uống.
- Nước thuốc thu được chia đều 4 phần và uống hết trong ngày, không để thuốc qua đêm.
- Kiên trì uống mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm. Đồng thời người bệnh trong thời gian sử dụng thuốc cần lưu ý việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Bài thuốc số 2 trị viêm lợi vị hỏa
Theo y học cổ truyền, bệnh viêm lợi chân răng là do vị nhiệt, âm hư hoặc can hỏa. Nghĩa là cơ thể của bạn quá nóng khiến cho lợi bị sưng tấy.
Thành phần:
- Bạn chuẩn bị các vị thuốc sau mỗi loại 3g: Đại hoàng, hoàng liên.
- Cùng với 10g hoàng cầm và cam thảo 1g.
Cách dùng:
- Thuốc sau khi dùng nước rửa sạch, để ráo thì bạn cho vào ấm sắc.
- Nước thu được bạn dùng để uống hằng ngày.
- Sử dụng bài thuốc này liên tục mỗi ngày cho đến khi lợi hết sưng, đau nhức.
Bài thuốc số 3 trị bệnh do can hỏa
Bài thuốc này để trị bệnh viêm kẽ chân răng có chảy máu kèm theo miệng đắng, có đờm vàng. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do đường huyết đi sai hướng, gây chảy máu ở kẽ chân răng.
Thành phần:
- Bạn chuẩn bị đởm nam tinh, long đờm thảo, thanh đại mỗi loại 10g.
- Cùng với mao căn 100g, ô mai 50g, sinh địa 60g, hải cáp phấn 60g, mạch môn 80g, cam thảo 6g, hạ khô thảo 30 và địa cốt bì 15g.
Cách dùng:
- Lấy nước sạch rửa các vị thuốc đã chuẩn bị ở trên.
- Cho thuốc vào ấm sắc và uống thành 3 bữa trong ngày.
- Sử dụng đều đặn tình trạng can hỏa chảy máu kẽ chân răng sẽ thuyên giảm.
Tham khảo: Viêm chân răng có mủ nguy hiểm thế nào? Cách điều trị dứt điểm
Chữa bệnh với các mẹo dân gian đơn giản
Mẹo dân gian chữa viêm quanh chân răng rất đơn giản với thành phần chính là thảo dược thiên nhiên lành tính có mặt ở gian bếp mỗi nhà. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa bệnh được nhiều người ưa chuộng, đánh giá cao về hiệu quả.
- Sử dụng nước muối: Muối là nguyên liệu quá đỗi quen thuộc trong gian bếp mỗi nhà. Nó có công dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn hiệu quả. Bạn lấy một chút muối hòa với nước ấm và súc miệng 3 lần mỗi ngày. Khả năng sát khuẩn của muối sẽ đánh bay mọi vi khuẩn, giảm sưng đau chân răng hiệu quả.
- Gừng tươi: Gừng có công dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn hiệu quả sẽ là cứu tinh của bạn để giảm nhanh sưng, đau ở chân răng. Bạn chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch và thái sợi nhỏ. Cho gừng vào nồi đun cùng nước trong khoảng 20 phút. Chắt nước gừng ra cốc, đợi nguội và súc miệng mỗi ngày.
- Tỏi nghiền: Bạn chuẩn bị một củ tỏi tươi, bóc vỏ và nghiền nhỏ, trộn chung với muối sau đó thoa hỗn hợp này lên phần lợi, chân răng bị viêm mỗi ngày 3 lần. Tinh chất kháng viêm tiết ra từ tỏi sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi bệnh.
- Mật ong: Sau khi đánh răng bạn hãy lấy một thìa mật ong nguyên chất bôi và massage nhẹ nhàng lên vùng răng bị bệnh. Công dụng trị viêm, kháng khuẩn sẽ giúp bạn nhanh chóng chấm dứt cơn đau, viêm chân răng khôn.
- Sử dụng nước chanh muối: Bạn lấy nước cốt chanh hòa chung với một chút muối rồi thoa lên vùng chân răng lợi bị viêm. Để một vài phút rồi lấy nước sạch súc miệng. Không thoa trực tiếp hỗn hợp lên bề mặt răng vì có thể gây ê buốt, mòn men răng.
- Hạt táo: Bạn chuẩn bị một chút hạt táo sau đó đem đốt thành than rồi nghiền nhỏ. Sử dụng bột hạt táo để đắp vào phần chân răng bị bệnh. Sử dụng liên tiếp vài ngày bạn sẽ thấy chuyển biến đáng kể.
Ăn gì, kiêng gì khi bị bệnh nha chu
Các bác sĩ nha khoa cho biết chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục và điều trị triệu chứng viêm chân răng. Vì thế khi bị viêm nha chu bạn cần lưu ý những thực phẩm nên ăn và cần kiêng. Cụ thể như sau:
Người bị viêm chân răng sưng mặt nên ăn gì?
- Người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả có chứa vitamin C để tăng cường đề kháng, giúp vết thương mau chóng lành. Cụ thể bạn nên ăn bắp cải, cam, dâu tây, cải thìa, mướp đắng,…
- Sử dụng thực phẩm giàu axit lactic: Thực phẩm lên men chứa rất nhiều axit lactic như sữa chua, bánh mì, bánh bao,… Axit lactic có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Đồng thời nó cũng giúp miễn dịch hoạt động tốt hơn.
- Ăn nhiều vitamin A, thực phẩm giàu chất đạm. Theo đó bạn có thể ăn rau dền, chân vịt, gan động vật, trứng, sữa, thịt ba chỉ. Thường xuyên ăn những thực phẩm này giúp người bệnh có hàm răng nướu săn chắc, khỏe mạnh.
Kiêng ăn gì khi bị viêm nha chu
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, bia, rượu,… Chúng sẽ khiến chân răng bị viêm nhiễm nặng hơn.
- Đồ ăn cay nóng hoặc quá lạnh, nhiều dầu mỡ, gia vị cũng là nguyên nhân khiến tình trạng viêm ở chân răng trở nên nặng hơn, kèm sưng tấy đau nhức kéo dài.
- Nước có gas, bánh kẹo, thực phẩm dai, cứng cũng cần được hạn chế khi bạn có dấu hiệu viêm chân răng hàm.
Chữa chân răng bị viêm ở đâu uy tín?
Việc điều trị dứt điểm tình trạng viêm nha chu được tất cả các bác sĩ nha khoa khuyến khích. Vậy đâu là địa chỉ tin cậy trong điều trị chân răng viêm? Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn một số cơ sở chữa bệnh lý nha khoa uy tín, chất lượng. Cụ thể:
- Khoa Răng của bệnh viện 108: Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chữa bệnh lý nha khoa ở đâu thì đây là sự lựa chọn hoàn hảo. Khoa Răng của bệnh viện 108 với đội ngũ y bác sĩ giỏi, tận tâm cùng thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng viêm chân răng số 8, răng hàm,… hiệu quả. Bạn có thể đến địa chỉ tại số 78 Giải Phóng, thuộc phường Phương Đình, quận Đống Đa, Hà Nội để thăm khám, điều trị. Hotline bệnh viện 0869 587 728.
- Bệnh viện Bạch Mai: Đây luôn là địa chỉ điều trị bệnh uy tín của người dân trên khắp đất nước. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn sẽ điều trị triệt để các vấn đề nha khoa phổ biến như sâu răng, viêm nha chu, đau răng,… Địa chỉ của bệnh viện Bạch Mai tại số 78 Giải Phóng, thuộc phường Phương Đình, quận Đống Đa, Hà Nội. Hotline bệnh viện 0869 587 728.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh: Hệ thống cơ sở vật chất cùng y bác sĩ giỏi giúp bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh trở thành địa chỉ tin cậy của bệnh nhân khu vực phía Nam. Số 265 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ của bệnh viện, nếu bạn có nhu cầu khám chữa có thể đến đây. Hotline bệnh viện 028 3836 0191.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội: Đây là địa chỉ khám chữa các bệnh lý về răng miệng uy tín nhất Hà Nội. Bệnh viện có địa chỉ tại số 40B đường Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hotline bệnh viện (84.4) 3826.9722 – 3928.5172 – 3826.9275.
- Khoa Răng Hàm Mặt (B8) của Bệnh viện 198: Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề sẽ giúp việc điều trị viêm nha chu trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Nếu bạn có nhu cầu khám chữa tại đây hãy đến số 9 đường Trần Bình, thuộc phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hotline bệnh viện 0243.837.3747.
Biện pháp phòng chống bệnh nha chu hiệu quả
Nhằm ngăn chặn bệnh viêm lợi chân răng tiến triển nặng hơn, nha sĩ khuyến khích mọi người nên chăm sóc răng miệng đúng cách bằng các thói quen sau:
- Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày, đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút là cách vệ sinh răng miệng tốt nhất để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn, đồng thời cũng ngăn ngừa xuất hiện viêm kẽ chân răng.
- Bạn nên đánh răng theo chiều ngang hoặc xoay tròn bằng bàn chải có lông mềm để tránh tụt nướu.
- Cạo vôi răng định kỳ để ngăn vi khuẩn hình thành và phát triển gây viêm nhiễm. Thời gian định kỳ để lấy vôi răng là từ 3-6 tháng/lần.
- Không tự ý dùng thuốc làm trắng răng, thuốc chữa viêm nha chu khi chưa có sự đồng ý của nha sĩ.
- Bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia nếu bạn không muốn bị viêm chân răng.
- Loại bỏ stress, luôn giữ tâm trạng thoải mái và vui vẻ. Tưởng không liên quan nhưng đây chính là một trong những yếu tố khiến hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn tận dụng thời cơ tấn công gây bệnh.
- Thăm khám răng miệng định kỳ từ 3-6 tháng/lần để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Viêm chân răng là bệnh lý nha khoa phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra bạn nên đến bệnh viện thăm khám ngay khi có dấu hiệu viêm chân răng.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Bài viết liên quan
Men Răng Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Phòng Ngừa Hư Tổn Men Răng
Ê Buốt Răng Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Mẹ Và Bé?
Bệnh Viêm Tủy Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Viêm Chân Răng Có Mủ Nguy Hiểm Thế Nào? Cách Điều Trị Dứt Điểm