Sâu răng là gì? Hình ảnh, nguyên nhân và cách chữa khỏi

Sâu răng là vấn đề răng miệng rất phổ biến tại Việt Nam. Bệnh có nguyên nhân chủ yếu là do việc vệ sinh chưa tốt khiến hại khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công bề mặt cùng cấu trúc răng. Để tránh gặp phải hiện tượng này, mỗi người cần chủ động tìm hiểu về bệnh, xây dựng lối sống khoa học… những nội dung đó sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Sâu răng là gì? Các triệu chứng thường gặp

Sâu răng tiếng Anh là caries, thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng răng bị tổn thương mô cứng do sự tích tụ của vi khuẩn ở mảng bám răng, từ đó hình thành nên nhiều lỗ nhỏ trên răng. Bệnh sâu răng có thể tiến triển từ thân răng, chân răng hoặc xâm nhập từ men răng vào ngà răng, nặng nhất là phá hủy tủy răng.

Răng sâu do sự tấn công của vi khuẩn vào mảng bám
Răng sâu do sự tấn công của vi khuẩn vào mảng bám

Theo các báo cáo y tế, bất cứ ai cũng có thể bị sâu răng. Tuy nhiên, do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng, trẻ em là đối tượng dễ gặp phải bệnh lý này hơn cả. Các tài liệu nha khoa chia bệnh thành 3 loại chính như sau:

  • Sâu thân răng: Là tình trạng phổ biến nhất, có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Vị trí thường gặp nhất là bề mặt nhai hoặc khe giữa hai răng liền kề.
  • Sâu chân răng: Xảy ra khi nướu bị lỏng lẻo, khiến chân răng lộ ra ngoài. Do không được bảo vệ bởi men răng nên khu vực này rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây sâu.
  • Sâu răng thứ phát: Ổ sâu hình thành quanh khu vực trám, mão răng. Hiện tượng này xảy ra khi có sự tích tụ mảng bám lâu ngày.

Dấu hiệu bị sâu răng:

Dấu hiệu nhận biết sâu răng ở mỗi bệnh nhân có sự khác biệt tùy thuộc vào vị trí, mức độ. Ở những bệnh nhân răng mới bị sâu, hầu như không xuất hiện triệu chứng nào. Khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể làm phát sinh những biểu hiện sau:

  • Đau răng tự phát xảy ra không rõ nguyên nhân.
  • Răng nhạy cảm và ê buốt khi ăn đồ nóng, đồ lạnh, chua cay, đồ ngọt…
  • Xuất hiện lỗ hổng màu đen trên răng.
  • Bề mặt răng bị nhuộm màu nâu, đen.
  • Xuất hiện triệu chứng đau khi cắn.

Một số hình ảnh sâu răng:

Hình ảnh bị sâu răng ở vị trí tiếp xúc giữa 2 răng
Hình ảnh bị sâu răng ở vị trí tiếp xúc giữa 2 răng
Hình ảnh sâu răng trên bề mặt nhai
Hình ảnh sâu răng trên bề mặt nhai
Hình ảnh bị sâu răng hàm
Hình ảnh bị sâu răng hàm

Các giai đoạn sâu răng

Bệnh sâu răng không xuất hiện đột ngột rồi biến mất mà phát triển theo từng giai đoạn. Nếu theo dõi các triệu chứng một cách kỹ lưỡng bạn có thể nhận ra tình trạng nha khoa này diễn biến theo 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1 – Khởi phát: Các đốm trắng màu vàng hoặc trắng đục (mảng bám, cao răng) xuất hiện trên răng.
  • Giai đoạn 2 – Mòn men răng: Lợi dụng những mảng bám, cao răng vi khuẩn Mutans Streptococci sẽ tấn công và tạo nên một loại axit làm mòn men răng. Khi đó các khu vực bị ăn mòn sẽ có màu đen, bệnh nhân cũng dễ bị kích ứng khi ăn đồ lạnh, đồ nóng, chua…
  • Giai đoạn 3 – Phá hủy ngà, tủy răng: Lỗ sâu răng lúc này đã rộng, sâu hơn. Đồng thời vi khuẩn đã “chạm” tới lớp ngà và tủy răng, gây nên cảm giác đau nhức. Khi tủy răng bị viêm cũng sẽ làm bệnh nhân đau đớn, hơi thở có mùi hôi.
  • Giai đoạn 4 – Viêm tủy: Vi khuẩn tấn công vào đến tủy gây viêm nhiễm, chết tủy. Ở giai đoạn này nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào dây thần kinh, xương hàm gây nên triệu chứng sưng, viêm xương hàm rất nguy hiểm.
Răng sâu phát triển qua 4 giai đoạn với mức độ nặng - nhẹ khác nhau
Răng sâu phát triển qua 4 giai đoạn với mức độ nặng – nhẹ khác nhau

Nguyên nhân gây ra sâu răng

Theo các bác sĩ, nguyên nhân của bệnh sâu răng chủ yếu liên quan đến các loại vi khuẩn có khả năng tạo axit trong khoang miệng, phổ biến là Actinomyces, Lactobacillus, Streptococcus mutans. Các yếu tố khiến những vi khuẩn này hoạt động mạnh gồm:

  • Đánh răng không thường xuyên, sai cách: Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần, nhất là sau khi ăn đồ ngọt, thực phẩm có nhiều màu. Nếu việc làm sạch răng không được tiến hành đều đặn, đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn khu trú và gây sâu răng.
  • Ăn nhiều đồ ngọt: Các thực phẩm quá ngọt như đường, sữa, socola, kem, ngũ cốc… rất dễ tạo mảng bám trên răng. Khi sử dụng chúng trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu men răng và nhiều vấn đề về răng miệng khác.
  • Ăn vặt nhiều: Đồ ăn vặt thường chứa một lượng lớn axit gây hại cho răng, khi thường xuyên sử dụng dễ làm răng bị sâu.
  • Thiếu nước: Khi cơ thể không dung nạp đủ nước có thể dẫn đến tình trạng khô miệng, nước bọt không được tiết ra gây sâu răng. Bởi nước bọt đóng vai trò quan trọng đối với quá trình làm sạch thức ăn thừa, mảng bám trên răng. Mặt khác khoáng chất của nước bọt còn ngăn chặn nguy cơ gây bệnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, trung hòa các axit gây hại.
  • Răng nứt vỡ hoặc bị yếu: Khi chân răng nứt vỡ hoặc bị yếu sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn bám vào bề mặt răng, hình thành nên nhiều mảng bám khó loại bỏ. Lâu dần đây sẽ là những khu vực thu hút vi khuẩn, khiến răng bị sâu.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn: Những rối loạn ở đường tiêu hóa, hoạt động của dạ dày sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội tấn công răng và gây bệnh.
  • Tụt nướu: Ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa gây tụt nướu từ đó chân răng dễ hình thành mảng bám. Lúc này ngà răng sẽ trở thành mục tiêu tấn công của vi khuẩn và gây nên bệnh.
Bệnh liên quan nhiều đến thói quen vệ sinh răng miệng
Bệnh liên quan nhiều đến thói quen vệ sinh răng miệng

Bệnh sâu răng có nguy hiểm gì không?

Răng bị sâu là tình trạng không ai mong muốn, bởi lúc này khả năng nghiền thức ăn của người bệnh không chỉ bị ảnh hưởng mà còn gây ra nhiều vấn đề như:

  • Giảm sức khỏe răng miệng: Khi răng sâu, cấu trúc xương răng sẽ bị phá hủy và dẫn đến tình trạng đau nhức, viêm tủy, hoại tử tủy, chết tủy, áp xe răng, nghiêm trọng hơn có thể gây mất răng. Đồng thời tình trạng răng miệng này còn làm khả năng ăn uống bị hạn chế, tác động xấu tới chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Gây mất thẩm mỹ: Răng sâu men chỉ gây ra những chấm đen trên răng nhưng khi bệnh nặng sẽ làm cho bề mặt răng xuất hiện nhiều lỗ hổng màu nâu đen có kích thước lớn. Điều đó làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp, cản trở công việc và cuộc sống.
  • Cản trở tinh thần: Người bị sâu răng thường gặp phải các cơn đau đầu, tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, gây mất ngủ… từ đó làm bệnh nhân đuối sức, suy sụp tinh thần.
  • Đe dọa tính mạng: Răng bị sâu nhưng không được điều trị sớm có thể dẫn tới viêm tủy, hoại tử, lâu dần khiến cho vùng xương hàm bị nhiễm trùng. Khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng sẽ lan ra máu hoặc vùng trung thất đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh.

Biện pháp điều trị sâu răng

Sâu men răng, răng xuất hiện các lỗ đen với kích thước khác nhau khiến bệnh nhân e ngại giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, khi gặp các triệu chứng bệnh mỗi người cần sớm áp dụng các biện pháp điều trị.

Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà

Các mẹo dân gian tại nhà thường đem lại hiệu quả trong trường hợp răng mới bị sâu nhẹ. Khi các lỗ đen đã xuất hiện trên răng thì mẹo dân gian gần như không phát huy hiệu quả.

  • Sử dụng lá bàng: Sử dụng 2-3 lá bàng non xay nhuyễn rồi thêm vào vài hạt muối. Cuối cùng trộn hỗn hợp vừa xay với 100-150ml nước, hỗn hợp thu được dùng để súc miệng trong ngày (nhất là trước khi đi ngủ).
  • Lá ổi: Lá ổi rửa sạch rồi giã nát cùng chút muối hạt. Hỗn hợp thu được đem trộn cùng nước ấm rồi lọc bỏ bã. Tiếp đến, lấy tăm bông thấm nước lá ổi và chấm vào khu vực răng sâu, thực hiện điều này hằng ngày để giảm đau răng và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Lá tía tô: Vị thuốc Nam này có công dụng khử mùi hôi, giảm đau nhức do viêm nhiễm ở răng miệng. Bạn chỉ cần dùng lá tía tô sạch giã nhỏ rồi thêm chút nước ấm, đem hỗn hợp thu được chấm vào vùng răng bị bệnh là đã ức chế được sự phát triển của vi khuẩn.
Mẹo dân gian chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ
Mẹo dân gian chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ

Điều trị răng sâu bằng y học hiện đại

Theo các bác sĩ, để giải quyết triệt để tình trạng răng sâu thì cần xử lý khu vực bị tổ thương nhằm loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn. Tiếp đến là thực hiện các kỹ thuật khác nhằm tạo ra “hàng rào” bảo vệ, ngăn chặn sự tái xâm nhập của vi khuẩn lên bề mặt răng đã bị bệnh.

Bệnh nhân sâu răng nặng có thể được chỉ định nhổ răng
Bệnh nhân sâu răng nặng có thể được chỉ định nhổ răng

Với sự phát triển của y học hiện đại, các kỹ thuật xử lý bệnh sâu răng ngày nay rất đa dạng. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp sau:

Điều trị tủy:

  • Chỉ định: Trường hợp răng sâu vẫn có thể được bảo tồn, mục đích chính là loại bỏ nhiễm trùng và cảm giác đau nhức cho bệnh nhân.
  • Phương pháp thực hiện: Thường được chỉ định điều trị ngoại trú, bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị tủy theo lịch hẹn của bác sĩ (kéo dài 5-6 ngày). Trong thời gian này bệnh nhân cũng có thể phải dùng kháng sinh, thuốc giảm đau theo hướng dẫn.

Trám răng (hàn răng):

  • Chỉ định: Được thực hiện sau thời gian điều trị tủy, các ổ viêm nhiễm đã được xử lý hết.
  • Phương pháp thực hiện: Sử dụng các vật liệu nha khoa nhằm lấp đầy lỗ hổng do vi khuẩn gây nên, mục đích là khôi phục và bảo vệ cấu trúc răng thật. Hai hình thức phổ biến nhất là trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ, tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng sâu cũng như khả năng tài chính mà bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.

Bọc răng sứ thẩm mỹ:

  • Chỉ định: Trường hợp răng hỏng nặng, cấu trúc răng bị phá hủy, tủy răng bị hỏng nhưng chân răng vẫn còn chắc.
  • Phương pháp thực hiện: Xử lý khu vực răng bị sâu, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng rồi tiến hành mài cùi răng, cuối cùng là bọc răng sứ bên ngoài. Phần mão của răng sứ sẽ có độ cứng và độ chịu lực cao, giúp phục hồi hoàn toàn cấu trúc răng thật tuy nhiên chi phí tương đối lớn.

Nhổ răng:

  • Chỉ định: Trường hợp răng sâu nặng, chân răng hỏng và lung lay không thể bảo tồn.
  • Phương pháp thực hiện: Bác sĩ thăm khám và kiểm tra tổng thể răng miệng sau đó làm vệ sinh, gây tê rồi tiến hành nhổ răng. Phần lợi ở răng bị nhổ sẽ được vệ sinh lại rồi khâu liền, bệnh nhân cũng được khuyến nghị kiêng ăn đồ cứng cho đến khi lợi phục hồi hoàn toàn. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng được gợi ý trồng răng giả, lắp răng thẩm mỹ sau nhổ răng sâu.

Sử dụng thuốc Đông y

Theo quan điểm của y học cổ truyền, chứng đau răng, sâu răng có quan hệ mật thiết với tạng thận, đại trường, vị. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng bệnh này là vị hỏa thượng nhiệt, phong hỏa thượng công, hàn nhiệt kích, thận âm bất túc.

Trên cơ sở đó, Đông y sẽ tác động và ức chế bệnh diễn biến nặng bằng các bài thuốc tiêu sưng, kháng viêm, cầm máu, loại bỏ nguyên nhân sâu răng. Để đảm nhận chức năng này, Đông y tập trung sử dụng các dược liệu như hoàng cầm, bạch truật, hoàng bá, tam thất rừng, ngũ bội, đinh hương,… qua đó tiêu diệt và ngăn chặn sự tái xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời, những bài thuốc này an toàn, lành tính, có thể sử dụng cả với trẻ em.

Bị sâu răng nên ăn gì, kiêng gì thì tốt?

Răng bị sâu là vấn đề răng miệng có liên quan trực tiếp đến các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Do vậy, một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp hạn chế đáng kể nguy cơ bị sâu răng. Cụ thể bạn nên tăng cường và hạn chế nhóm những thực phẩm sau đây:

  • Nhóm thực phẩm nên ăn: Gồm những loại đồ ăn giàu chất khoáng, tăng cường tuần hoàn máu cho chân răng, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn tích tụ ở mảng bám như đạm từ thịt, trứng, cá,… các chất xơ từ cà rốt, bưởi, dưa leo. Đồng thời, nên tận dụng nguồn canxi có trong sữa, vỏ tôm, các hạt đậu… để củng cố sự chắc khỏe cho răng.
  • Nhóm thực phẩm nên kiêng: Bao gồm các thực phẩm chứa nhiều đường, những loại đồ ăn dễ kẹt lại kẽ răng như bánh kẹo, bánh quy, phở, thịt gà, xôi nếp, trái cây sấy dẻo. Đồng thời tránh sử dụng đồ uống có cồn, gas, tránh ăn đồ quá cứng vì có thể gây cảm giác đau nhức.

Khám, chữa sâu răng ở đâu tốt?

Để khám và điều trị triệt để tình trạng sâu răng, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, bệnh nhân có thể tìm đến các bệnh viện sau:

  • Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương: Đây là bệnh viện tuyến cuối chuyên thăm khám và điều trị các bệnh về răng miệng bằng kỹ thuật hiện đại mà nhiều bệnh nhân tin tưởng tìm đến. Viện có địa chỉ tại số 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
  • Khoa Răng Bệnh viện 108: Thực hiện chức năng chẩn đoán, điều trị các bệnh về răng, chỉnh hình răng uy tín tại Hà Nội. Bệnh nhân có răng bị sâu cần thăm khám và điều trị có thể tìm đến địa chỉ số 1 đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Khoa Răng miệng – Bệnh viện Quân y 103: Chuyên khoa răng miệng của viện chuyên khám và điều trị bệnh sâu răng bằng kỹ thuật hiện đại, giúp giải quyết hiệu quả vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải. Bệnh nhân có thể tìm đến bệnh Viện Quân y 103 theo địa chỉ số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
Bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ uy tín, tin cậy để thăm khám
Bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ uy tín, tin cậy để thăm khám

Biện pháp phòng tránh

Để phòng tránh bị hư hại men răng, sâu răng mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vùng kẽ răng thay vì sử dụng tăm.
  • Ăn uống cân bằng dinh dưỡng, hạn chế các loại thực phẩm nhiều tinh bột, đường. Bởi khi dung nạp những món ăn này sẽ khiến răng thường xuyên phải tiếp xúc với axit, làm gia tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu khoáng, canxi để tăng cường độ chắc khỏe cho răng, ngăn chặn nguy cơ bị bệnh.
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa fluoride, nhất là kem đánh răng chứa fluoride.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe răng miệng để sớm phát hiện các vấn đề phát sinh, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị sớm. Do vậy, hãy chủ động chăm sóc răng miệng và thường xuyên thăm khám định kỳ, không nên vì chủ quan mà coi nhẹ những dấu hiệu khác lạ trên răng.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Niềng răng mắc cài pha lê có giá từ 40.000.000 - 80.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại mắc cài và thương hiệu. Phương pháp này thẩm mỹ cao và hiệu quả chỉnh nha tốt, nhưng chi phí có thể cao hơn so với các loại mắc cài khác.

Niềng răng mắc cài sứ có giá từ 35.000.000 đến 160.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại mắc cài và thương hiệu. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bao gồm độ lệch lạc của răng, phương pháp niềng, bệnh lý răng miệng, thương hiệu mắc cài, tay nghề bác sĩ và trang thiết bị phòng khám.

Niềng răng trong suốt Invisalign có giá dao động từ 40.000.000 - 150.000.000 VNĐ tùy vào độ phức tạp và số lượng khay niềng cần thiết. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ và sự thoải mái so với niềng răng mắc cài truyền thống.

Trồng răng Implant có chi phí dao động từ 15 triệu đến 60 triệu đồng/răng, phụ thuộc vào loại trụ Implant và vật liệu răng sứ. Chi phí trồng răng toàn hàm bằng phương pháp All-on-4 và All-on-6 có giá từ 120 triệu đến 250 triệu đồng/hàm.

Răng thưa là tình trạng răng có thể khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là đối với người làm nghề dịch vụ. Niềng răng thưa hiện nay là một phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn, sử dụng hệ thống khí cụ để dịch chuyển các răng lệch lạc về đúng vị trí trong cung hàm. Với tình trạng răng thưa, bạn có thể sử dụng các phương pháp như:

  • Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng mắc cài trong suốt

Bọc răng sứ cho răng hô là một lựa chọn hữu ích để giải quyết tình trạng răng hô, đặc biệt là khi tình trạng không quá nghiêm trọng. Phương pháp này thường có thể khắc phục khoảng 70-80% tình trạng răng hô với thời gian điều trị ngắn hơn so với các phương pháp khác.

Chi phí cho việc bọc sứ răng hô dao động từ khoảng 1.000.000 đến 7.000.000 VNĐ cho mỗi răng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, tình trạng răng và loại vật liệu được sử dụng.

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

mess zalo
ReviewNK