Ê Buốt Răng Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Mẹ Và Bé?

Nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai cảm thấy răng trở nên nhạy cảm và hay xảy ra hiện tượng ê buốt chân răng. Vậy ê buốt răng khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé, nguyên nhân nào khiến tình trạng này xảy ra?

Tại sao bị ê buốt răng khi mang thai?

Cơ thể phụ nữ mang thai ít nhiều sẽ phải trải qua vài biến đổi khó chịu và một trong số đó là tình trạng ê buốt răng. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu như:

Thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân chính dẫn đến những vấn đề trong thai kỳ của người phụ nữ là sự thay đổi nội tiết tố. Vì việc tăng giảm hormone estrogen và progesterone sẽ khiến mảng bám răng dễ tích tụ, phần nướu răng dễ bị sưng tấy, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nên cảm giác ê buốt, đau nhức răng mỗi khi ăn uống.

Chế độ ăn uống của mẹ bầu

Một số phụ nữ khi mang bầu có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt hơn vì nghén hoặc uống sữa nhiều hơn để bổ sung dưỡng chất cho thai nhi. Nếu không chú ý vệ sinh cẩn thận, các thức ăn có đường và có hàm lượng carbohydrate cao rất dễ kết dính trên răng tạo nên mảng bám làm gia tăng nguy cơ sâu răng hoặc bùng phát các vị trí sâu răng chưa được điều trị dứt điểm. Khi đó triệu chứng ê buốt răng khi mang thai sẽ xuất hiện.

Phụ nữ mang thai có xu hướng uống nhiều sữa làm gia tăng nguy cơ sâu răng.
Phụ nữ mang thai có xu hướng uống nhiều sữa làm gia tăng nguy cơ sâu răng.

Thiếu canxi gây ê buốt răng khi mang thai

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu canxi rất cao không lúc này không chỉ người mẹ mà thai nhi cũng cần canxi để phát triển. Nếu thiếu canxi thai nhi sẽ lấy canxi từ người mẹ khiến mẹ bị thiếu hụt canxi làm men răng bị ảnh hưởng. Từ đó gây nên hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu.

Ốm nghén, buồn nôn

Phụ nữ khi mang bầu thường bị các cơn ốm nghén buồn nôn ở những tháng đầu thai kỳ hành hạ khiến sinh hoạt hằng ngày bị đảo lộn. Trong khi nôn, axit từ dạ dày có thể bị đưa đến khoang miệng ăn mòn men răng, vi khuẩn cũng theo đó xâm nhập dẫn đến sâu răng và ê buốt răng khi mang thai.

Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Một số phụ nữ mang thai nhạy cảm hơn với mùi và vị của kem đánh răng. Mẹ bầu vì những phản ứng không tốt với kem đánh răng nên không còn chú ý đến việc vệ sinh răng và ít đánh răng hơn bình thường. Điều này làm gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề về răng miệng, tạo cơ hội để vi khuẩn sâu răng xâm nhập gây ra tình trạng ê buốt răng.

Ảnh hưởng của răng khôn

Trong thai kỳ, răng khôn vẫn có thể mọc lệch gây ê buốt và đau đớn dữ dội. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ tuy nhiên thời kỳ mang thai vô cùng nhạy cảm, trong khi việc nhổ răng khôn cần tác động trực tiếp đồng thời phải sử dụng thuốc tê, thuốc kháng sinh nên có thể gây những hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng của ê buốt răng khi mang thai

Hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu đa phần không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến thai kỳ. Tuy nhiên tình trạng này vẫn làm các hoạt động ăn uống trở nên khó khăn khiến phụ nữ đang mang thai cảm thấy khó chịu, không vui. Từ đó gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của các mẹ bầu.

Bên cạnh đó, thai nhi luôn cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển nên khi người mẹ gặp khó khăn trong ăn uống, em bé trong bụng sẽ bị thiếu chất và không thể khỏe mạnh như bình thường. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến các nguy cơ sinh non và sảy thai.

Cách xử lý ê buốt răng khi mang thai

Tình trạng ê buốt răng khi mang thai thường gây ra nhiều khó chịu cho tâm lý và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì thế phụ nữ khi mang thai cần có những biện pháp kịp thời để xử lý tình trạng trên.

Mẹ điều trị ê buốt răng khi mang thai tại nhà

Phụ nữ mang bầu thường không tiện đi lại nên những mẹo trị ê buốt răng tại nhà là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu có thể tham khảo một số cách giúp giảm tình trạng ê buốt sau đây:

Cách trị ê buốt răng cho bà bầu bằng tỏi

Tỏi có đặc tính kháng viêm nên có thể chống lại các vi khuẩn gây ê buốt răng hiệu quả. Mẹ bầu cắn miếng tỏi sống hoặc có thể nướng vàng lớp vỏ tỏi bên ngoài, sau đó cắn miếng tỏi còn ấm nóng tại phần răng bị ê buốt để có kết quả điều trị tốt hơn.

Gừng điều trị ê buốt chân răng khi mang thai

Gừng có đặc tính nóng, mang vị cay có thể xoa dịu thần kinh nên thường được bà bầu sử dụng để chữa ê buốt răng. Mẹ bầu có thể đập dập nát miếng gừng tươi rồi đắp lên vùng răng ê buốt để xoa dịu cảm giác ê buốt.

Gừng có thể xoa dịu thần kinh giúp điều trị ê buốt chân răng khi mang thai
Gừng có thể xoa dịu thần kinh giúp điều trị ê buốt chân răng khi mang thai

Rau bina 

Rau bina được biết đến là một siêu thực phẩm đối với phụ nữ mang bầu vì trong loại rau này có chứa một lượng lớn canxi và axit folic. Thêm vào đó, rau bina còn có khả năng giảm đau nhanh chóng nên phụ nữ đang mang thai có thể sử dụng loại rau này để giảm ê buốt và đau răng. Mẹ bầu chỉ cần rửa sạch vài lá bina rồi nhai tại vị trí các răng sâu hoặc bị ê buốt.

Trà xanh trị ê buốt răng khi mang thai

Trà xanh được biết là có tính kháng khuẩn và chống bào mòn rất tốt. Vì thế phụ nữ khi mang thai nên uống trà xanh thường xuyên nhưng đừng nên pha trà quá đậm. Trong khi uống, mẹ bầu có thể ngậm nước trà ấm trong miệng vài giây để xoa dịu cảm giác ê buốt ở chân răng.

Lá lốt trị hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu

Lá lốt được đánh giá cao trong việc giảm ê buốt răng. Do đó phụ nữ mang thai bị cơn ê buốt răng hành hạ có thể nhai lá lốt thật mịn rồi đắp lên vị trí răng bị ê buốt. Hãy giữ nguyên vị trí lá cho đến khi cảm giác ê răng biến mất.

Hành tây chữa ê buốt răng khi mang thai

Sử dụng hành tây là một trong những phương pháp chữa ê buốt răng cho bà bầu cực hiệu quả và an toàn. Mẹ bầu thái hành tây thành lát mỏng rồi đặt vào vị trí răng bị ê buốt hoặc có thể ép hành tây lấy nước rồi dùng bông thấm vào. Lưu ý mẹ bầu phải giữ nguyên tại vị trí răng bị ê buốt trong khoảng từ 1-2 phút.

Điều trị ê buốt răng khi mang thai tại nha khoa

Các chuyên gia thường khuyến khích phụ nữ mang bầu đến các bệnh viện, nha khoa uy tín để điều trị các vấn đề răng miệng càng sớm càng tốt. Vì thế khi bị ê buốt răng khi mang thai, mẹ bầu nên đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách xử lý phù hợp.

Chụp X-quang nha khoa

Chụp X-quang là phương pháp để xác định tình trạng và mức độ thương tổn ở răng. Tuy nhiên nếu chụp X-quang không cần thiết, bác sĩ sẽ không yêu cầu mẹ bầu thực hiện phương pháp này. Trong tình huống bắt buộc, phụ nữ mang bầu có thể sử dụng tấm chắn bằng chì để bảo vệ thai nhi khỏi các tác động xấu từ tia X.

Mẹ bầu khi chụp X quang nha khoa có thể sử dụng tấm chắn bằng chì để bảo vệ thai nhi.
Mẹ bầu khi chụp X quang nha khoa có thể sử dụng tấm chắn bằng chì để bảo vệ thai nhi.

Sử dụng thuốc 

Trường hợp vấn đề răng miệng không quá trầm trọng, mẹ bầu có thể trì hoãn việc chữa trị đến giai đoạn 2 thai kỳ. Điều này phụ thuộc vào việc mẹ bầu cần hàn răng hay sử dụng phương pháp điều trị tủy. Vì khi thực hiện quá trình này cần sử dụng đến thuốc tê trong khi thuốc tê có ảnh hưởng đến thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ở giai đoạn 2 khi thai nhi đã phát triển hoàn toàn, mẹ bầu có thể can thiệp nha khoa với thuốc tê bình thường.

Bên cạnh đó mẹ bầu nên lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc giảm đau răng vì nó có thể kéo theo rủi ro khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh hay mang một số biến chứng khác. Phụ nữ khi mang thai chỉ được phép sử dụng các loại thuốc dưới sự chỉ định và giám sát cẩn thận của bác sĩ.

Tham khảo: Top 15 Địa Chỉ Nha Khoa Ở Hà Nội Uy Tín, Chất Lượng Hàng Đầu

Biện pháp phòng ngừa ê buốt răng khi mang thai

Tình trạng ê buốt răng khi mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ và bé nên cần có biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Phụ nữ khi mang thai có thể làm theo các điều sau để tránh khỏi tình trạng này:

  • Giữ thói quen chải răng và sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn đặc biệt là sau khi ăn uống đồ ăn ngọt. Mẹ bầu cũng không nên đánh răng quá mạnh vì việc này có thể gây tổn thương răng và nướu.
  • Thường xuyên đến nha khoa kiểm tra răng miệng trong khi mang bầu để có những biện pháp xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra
  • Hạn chế ăn uống đồ ngọt và các thức ăn quá cứng, quá dai. Mẹ bầu có thể ăn các loại hạt ngũ cốc và pho mát đồng thời bổ sung hàm lượng vitamin C và canxi trong thực đơn hàng ngày.
  • Trường hợp nhạy cảm với mùi nên không thể đánh răng, mẹ bầu nên nhai kẹo cao su không đường để giúp giảm độ pH trong khoang miệng.
  • Có thể sử dụng kem đánh răng dành cho răng bị ê buốt khi tình trạng ê buốt mới chớm xuất hiện.

Bài viết trên đã gửi đến những thông tin cần thiết về hiện tượng ê buốt răng khi mang thai. Hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu bảo vệ được sức khỏe răng miệng và tránh được những rủi ro do tình trạng này mang lại.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Niềng răng mắc cài pha lê có giá từ 40.000.000 - 80.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại mắc cài và thương hiệu. Phương pháp này thẩm mỹ cao và hiệu quả chỉnh nha tốt, nhưng chi phí có thể cao hơn so với các loại mắc cài khác.

Niềng răng mắc cài sứ có giá từ 35.000.000 đến 160.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại mắc cài và thương hiệu. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bao gồm độ lệch lạc của răng, phương pháp niềng, bệnh lý răng miệng, thương hiệu mắc cài, tay nghề bác sĩ và trang thiết bị phòng khám.

Niềng răng trong suốt Invisalign có giá dao động từ 40.000.000 - 150.000.000 VNĐ tùy vào độ phức tạp và số lượng khay niềng cần thiết. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ và sự thoải mái so với niềng răng mắc cài truyền thống.

Trồng răng Implant có chi phí dao động từ 15 triệu đến 60 triệu đồng/răng, phụ thuộc vào loại trụ Implant và vật liệu răng sứ. Chi phí trồng răng toàn hàm bằng phương pháp All-on-4 và All-on-6 có giá từ 120 triệu đến 250 triệu đồng/hàm.

Răng thưa là tình trạng răng có thể khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là đối với người làm nghề dịch vụ. Niềng răng thưa hiện nay là một phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn, sử dụng hệ thống khí cụ để dịch chuyển các răng lệch lạc về đúng vị trí trong cung hàm. Với tình trạng răng thưa, bạn có thể sử dụng các phương pháp như:

  • Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng mắc cài trong suốt

Bọc răng sứ cho răng hô là một lựa chọn hữu ích để giải quyết tình trạng răng hô, đặc biệt là khi tình trạng không quá nghiêm trọng. Phương pháp này thường có thể khắc phục khoảng 70-80% tình trạng răng hô với thời gian điều trị ngắn hơn so với các phương pháp khác.

Chi phí cho việc bọc sứ răng hô dao động từ khoảng 1.000.000 đến 7.000.000 VNĐ cho mỗi răng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, tình trạng răng và loại vật liệu được sử dụng.

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

mess zalo
ReviewNK