Tổng hợp các cách chữa đau răng dứt điểm dành cho mọi đối tượng

Những cơn đau răng khiến mọi người gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp dẫn đến suy nhược cơ thể, mất ngủ sinh ra cáu gắt mệt mỏi. Do đó nhiều người luôn tìm kiếm thông tin về các cách chữa đau răng an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Cách chữa đau răng tại nhà an toàn

Việc điều trị đau răng không chỉ giúp mọi người có thể ăn uống thoải mái, nó còn giúp bảo tồn chiếc răng lâu dài. Vì thế mọi người khi mới chớm đau răng nên tìm hiểu các biện pháp can thiệp kịp thời tránh cho cơn đau trở nên dữ dội hơn.

Một số mẹo dân gian giúp trị đau răng tại nhà là vô cùng cần thiết khi mọi người bị cơn đau nhức hay ê buốt răng làm phiền. Vì những mẹo nhỏ này không tốn kém quá nhiều chi phí nhưng sẽ khiến cơn đau răng giảm dần giúp các hoạt động ăn uống, giao tiếp trở lại nhịp sống bình thường.

Chườm lạnh giảm đau răng

Chườm lạnh là một trong những cách giảm đau răng tại nhà phổ biến nhất vì nó mang lại hiệu quả với các cơn đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu gây ra. Nhiệt độ thấp sẽ hạn chế được lưu lượng máu làm cơn đau “tê liệt” một phần đồng thời giúp giảm sưng và viêm.

Chườm lạnh là một trong những cách giảm đau răng tại nhà phổ biến nhất
Chườm lạnh là một trong những cách giảm đau răng tại nhà phổ biến nhất

Cách làm:

  • Chuẩn bị một túi chườm nước đá để áp lên vị trí má có răng bị đau và sưng.
  • Bên cạnh đó người bệnh còn có thể đặt một ít đá viên trong lòng bàn tay ở cùng bên với chiếc răng bị đau.
  • Tiếp theo chà xát các viên đá ở khoảng trống giữa ngón cái và ngón trỏ đến khi thấy tê ở khu vực này.
  • Biện pháp này sẽ chặn tín hiệu đau đi đến não do nhiệt độ thấp từ đá viên.

Dùng nước muối

Súc miệng bằng nước muối sinh muối hoặc nước muối pha loãng hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa và giảm nhẹ được các cơn đau răng. Vì nước muối có thể loại bỏ những thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng và khoang miệng.

Người bị đau răng chỉ cần ngậm và súc miệng nước muối trong 30 giây trước khi nhổ ra. Đây là phương pháp thích hợp cho người bị đau răng do sâu răng gây ra.

Chữa đau răng bằng cỏ lúa mì

Trong cỏ lúa mì có chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng, bên cạnh đó loại cỏ này còn có thể kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Do đó cỏ lúa mì làm giảm cơn đau răng và tình trạng viêm nhiễm một cách nhanh chóng đồng thời giúp ngăn chặn các hại khuẩn lây lan.

Người bị đau răng đem cỏ lúa mì xay nhuyễn cùng với nước rồi dùng dung dịch này để súc miệng 2 lần/ngày.

Cỏ lúa mì có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm giúp phòng ngừa đau răng.
Cỏ lúa mì có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm giúp phòng ngừa đau răng.

Cách chữa đau nhức răng bằng tinh dầu cỏ xạ hương

Tinh dầu cỏ xạ hương có chứa thymol, hoạt chất này có khả năng sát trùng và kháng nấm. Vì thế nó được sử dụng như một loại thuốc để chữa cơn đau răng do tình trạng nhiễm trùng răng lợi gây ra.

Cách làm:

  • Nhỏ một giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm để súc miệng hàng ngày hoặc thấm vài giọt tinh dầu húng tây vào miếng bông tiệt trùng.
  • Áp nó lên vị trí của chiếc răng bị đau.

Mẹo trị đau răng bằng tỏi

Hợp chất Allicin có trong tỏi, có có khả năng kháng khuẩn vô cùng tốt nên sẽ có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng, từ đó khiến các cơn đau răng thuyên giảm và biến mất dần. Người bị đau răng do sâu hay viêm tủy hãy nhai một nhánh tỏi ở vị trí chiếc răng đau sẽ thấy được hiệu quả của nó.

Cách trị đau răng bằng tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương là một trong những thành phần của thuốc gây tê nên nó sẽ nhanh chóng giúp người bệnh loại bỏ được các cơn đau răng nhưng không gây hại cho sức khỏe.

Cách làm:

  • Nhỏ tinh dầu đinh hương vào miếng gạc hoặc bông gòn rồi đắp vào vị trí chiếc răng đau.
  • Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp tủy răng bị lộ ra vì vết sâu lớn.
Tinh dầu đinh hương có tác dụng gây tê giúp giảm đau hiệu quả.
Tinh dầu đinh hương có tác dụng gây tê giúp giảm đau hiệu quả.

Cách chữa đau răng bằng thuốc tây Y

Các cơn đau răng thường đến bất ngờ, kéo dài dai dẳng và trở nên trầm trọng hơn khi các bệnh răng miệng diễn biến nặng. Trong trường hợp này các loại thuốc Tây Y vẫn là phương án hiệu quả và tối ưu nhất.

Thuốc Paracetamol giảm đau răng

Paracetamol được đánh giá là một trong những loại thuốc giảm đau được nhiều người sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó loại thuốc này còn giúp hạ sốt nhanh chóng nên thường được đa số bác sĩ chỉ định cho quá trình điều trị sâu răng với vai trò làm giảm các cơn đau răng. Paracetamol tương đối lành tính nên phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng để cải thiện chứng đau răng.

  • Liều dùng: Thông thường đối với người lớn, liều thuốc sẽ là  1 – 2 viên/lần. Có thể sử dụng thêm nếu người bệnh thấy đau nhưng lưu ý khoảng cách giữa các liều dùng là 4 – 6 giờ. Đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi chỉ cần sử dụng 1 viên/lần. Loại thuốc này chống chỉ định với trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Giá thành: 35.000 – 50.000 đồng/ hộp 20 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc giảm đau Alaxan

Alaxan cũng là một loại thuốc giảm đau hiệu quả. Loại thuốc này kết hợp với các hoạt chất Paracetamol và Ibuprofen không chỉ giảm các cơn đau răng, nó còn giúp giảm đau đầu vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, Alaxan chống chỉ định với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Liều dùng: Người lớn thường sử dụng 1 viên, ngày sử dụng khoảng 3 – 4 lần.
  • Giá thành: 100.000 VNĐ/ hộp 100 viên.
Ngoài tác dụng giảm đau răng, Alaxan còn loại bỏ những cơn đau đầu.
Ngoài tác dụng giảm đau răng, Alaxan còn loại bỏ những cơn đau đầu.

Chữa đau răng bằng Dorogyne

Dorogyne là thuốc chuyên điều trị các tình trạng nhiễm trùng răng miệng và một số bệnh lý như: viêm nha chu, viêm lợi, viêm dưới hàm,… Khi các bệnh lý được trị khỏi, triệu chứng đau răng đi kèm căn bệnh đó cũng biến mất.

  • Liều dùng: Người lớn sử dụng 2 viên/lần, ngày 2 – 3 lần. Trường hợp trẻ em từ 10– 15 tuổi có thể sử dụng 1 viên, mỗi ngày 3 lần. Còn trẻ em từ 5 – 10 tuổi có thể sử dụng 1 viên y hệt  nhưng mỗi ngày chỉ uống 2 lần. Không dùng Dorogyne cho trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Giá thành: 22.000 đồng/ hộp 20 viên.

Thuốc Rodogyl

Thuốc Rodogyl thuộc nhóm thuốc kháng sinh giảm đau đơn bào hay được bác sĩ chỉ định để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng. Các hoạt chất Spiramycin, Metronidazole trong loại thuốc này có khả năng giảm đau nhanh chóng.

  • Liều dùng: Người lớn sử dụng 2 viên/2 – 3 lần/ ngày. Trường hợp trẻ nhỏ từ 10 – 15 tuổi sẽ sử dụng 1 viên/lần, 3 lần/ngày. Trẻ em từ 6 – 10 tuổi sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần 1 viên. Không dùng Rodogyl cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Giá thành: 22.000 đồng/ hộp 20 viên

Thuốc Franrogyl

Thuốc Franrogyl có tác dụng diệt khuẩn nên thường được các bác sĩ chỉ định để chữa trị các bệnh viêm lợi, viêm nha chu và  giúp giảm đau nhức răng nhanh chóng.

  • Liều dùng:  Người lớn sẽ sử dụng 4 – 6 viên, chia thành 2 – 3 lần/ ngày. Trẻ nhỏ 10 – 15 tuổi sử dụng 1 viên/lần,  mỗi ngày 3 lần. Trẻ nhỏ 6 – 10 tuổi sử dụng 1 viên/lần, mỗi ngày 2 lần (sáng và trưa). Đặc biệt không dùng Franrogyl cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Giá thành: 55.000 đồng/ hộp 20 viên.

Điều trị đau răng bằng thuốc Đông y

Bên cạnh cách điều trị đau răng bằng những phương pháp trên, người bệnh cũng có thể sử dụng chữa đau răng bằng phương pháp Đông y từ những dược liệu thiên nhiên như sau:

Chữa đau răng bằng bài thuốc hỏa thượng viêm

Với bài thuốc này, người bệnh bị những triệu chứng về răng miệng như sưng lợi, má trong cùng bị sưng viêm không thể ăn nhai như bình thường, tại chỗ nóng, rát, đau răng, hơi thở có mùi hôi,….Bạn cần dùng ngay bài thuốc thanh vị tán gia để thanh vị hỏa, tiêu viêm hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Liên kiều 8g
  • Bạch chỉ, thăng ma, hoàng liên, tri mẫu 10g
  • Sinh địa, quy vĩ, phòng phong 12g
  • Thạch cao 20g
  • Sinh khương 3 lát

Cách làm: Sắc tất cả những dược liệu này và uống 1 thang chia làm 3 lần trong ngày

Bài thuốc thể âm hư hỏa vương

Trong quá trình điều trị bệnh đau răng, người bệnh xuất hiện những biểu hiện như lợi bị sưng đỏ, đau răng âm ỉ, răng lung lay, chảy máu chân răng, người thỉnh thoảng bị bốc hỏa. Lúc này, bạn cần sử dụng bài thuốc Đông y trị đau răng Lục vị địa hoàng tham gia giảm.

Nguyên liệu: 

  • Hoàng bá 6g
  • Đan bì, trạch tả, phục linh 9g
  • Tri mẫu 10g
  • Hoài sơn, sơn thù du 12g
  • Thục địa 16g

Cách làm: Thực hiện sắc thuốc ngày 1 thang và chia đều thành 3 lần uống/ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm nhanh chóng.

Bài thuốc thể phong hàn

Đối với những người bị đau răng khởi phát đột ngột, lan lên trán hoặc 2 bên thái dương, lợi không bị sưng đỏ, đau dữ dội hơn khi lạnh. Do đó, người bệnh cần sử dụng ngay bài thuốc cần khu phong, tán hàn, chỉ thống.

Nguyên liệu:

  • Tế tân, quế chi, phòng phong, cam thảo 6g
  • Cát cánh 8g
  • Xuyên khung, bạch chỉ, đương quy, đan bì 10g

Cách làm: Thực hiện sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang và chia thành 3 lần uống/ngày.

Ngoài ra, có thể bổ sung thêm tế tân, cam thảo, thương nhĩ từ, bạch chỉ mỗi loại 10g và đun lấy nước để súc miệng hàng ngày.

Biện pháp phòng ngừa đau răng

Những cơn đau răng không mong muốn thường khiến người bệnh phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên vẫn còn có thể phòng tránh những cơn đau răng dữ dội này bằng cách:

  • Giảm số lượng vi khuẩn bằng cách vệ sinh chăm sóc răng miệng cần thận như đánh răng ngày 2 lần bằng kem đánh răng có chứa Flour, sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn thừa sót lại trong kẽ răng. Đồng thời sử dụng nước súc miệng để sát khuẩn và kiểm tra lại lần nữa.
  • Kiểm soát chế độ ăn uống thật lành mạnh khoa học. Hãy hạn chế ăn những thức ăn nóng lạnh đột ngột, đồ ngọt nhưng nên tăng cường bổ sung các thức ăn có chất xơ và vitamin..
  • Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện các bệnh lý kịp thời hạn chế đến mức tối đa những nguyên nhân gây đau răng.

Thông tin về các cách chữa đau răng hy vọng sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức để tìm hiểu cẩn thận, lựa chọn kỹ lưỡng các biện pháp can thiệp khi bị cơn đau răng hành hạ.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Niềng răng mắc cài pha lê có giá từ 40.000.000 - 80.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại mắc cài và thương hiệu. Phương pháp này thẩm mỹ cao và hiệu quả chỉnh nha tốt, nhưng chi phí có thể cao hơn so với các loại mắc cài khác.

Niềng răng mắc cài sứ có giá từ 35.000.000 đến 160.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại mắc cài và thương hiệu. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bao gồm độ lệch lạc của răng, phương pháp niềng, bệnh lý răng miệng, thương hiệu mắc cài, tay nghề bác sĩ và trang thiết bị phòng khám.

Niềng răng trong suốt Invisalign có giá dao động từ 40.000.000 - 150.000.000 VNĐ tùy vào độ phức tạp và số lượng khay niềng cần thiết. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ và sự thoải mái so với niềng răng mắc cài truyền thống.

Trồng răng Implant có chi phí dao động từ 15 triệu đến 60 triệu đồng/răng, phụ thuộc vào loại trụ Implant và vật liệu răng sứ. Chi phí trồng răng toàn hàm bằng phương pháp All-on-4 và All-on-6 có giá từ 120 triệu đến 250 triệu đồng/hàm.

Răng thưa là tình trạng răng có thể khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là đối với người làm nghề dịch vụ. Niềng răng thưa hiện nay là một phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn, sử dụng hệ thống khí cụ để dịch chuyển các răng lệch lạc về đúng vị trí trong cung hàm. Với tình trạng răng thưa, bạn có thể sử dụng các phương pháp như:

  • Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng mắc cài trong suốt

Bọc răng sứ cho răng hô là một lựa chọn hữu ích để giải quyết tình trạng răng hô, đặc biệt là khi tình trạng không quá nghiêm trọng. Phương pháp này thường có thể khắc phục khoảng 70-80% tình trạng răng hô với thời gian điều trị ngắn hơn so với các phương pháp khác.

Chi phí cho việc bọc sứ răng hô dao động từ khoảng 1.000.000 đến 7.000.000 VNĐ cho mỗi răng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, tình trạng răng và loại vật liệu được sử dụng.

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

mess zalo
ReviewNK