Trám răng là một thủ thuật nha khoa phục hồi răng bị sâu, vỡ hoặc nứt. Quy trình trám răng liên quan đến việc sử dụng vật liệu trám đặc biệt để lấp đầy các khoảng trống trong răng, giúp khôi phục chức năng và thẩm mỹ răng.
Quy trình trám răng tiêu chuẩn
Bước 1 – Khám tổng quát tình trạng răng
Nha sĩ bước đầu sẽ thực hiện khám tổng quát trình trạng răng cần trám và quyết định liệu trám răng có phù hợp hay không. Nếu tình trạng răng đảm bảo, bác sĩ nha khoa tiếp tục xác định vị trí và kích thước của vùng cần trám.
Bước 2 – Vệ sinh răng trước khi trám
Trước khi bắt đầu trám, nha sĩ sẽ yêu cầu bạn súc miệng làm sạch khoang miệng bằng dung dịch chuyên dụng. Điều này nhằm mục đích loại bỏ các vụn thức ăn và mảng bám nhỏ còn sót trên bề mặt hay kẽ răng.
Bước 3 – Sử dụng vật liệu trám lấp đầy khoảng trống
Sau khi răng được vệ sinh sạch sẽ, nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám để lấp dần khoảng trống trên bề mặt răng.
Những vật liệu trám răng thường được sử dụng bao gồm:
- Trám răng bằng Composite
- Trám răng bằng Amalgam
- Trám răng bằng Sứ
Bước 4 – Sử dụng ánh sáng UV
Ánh sáng UV sẽ được sử dụng để kích thích vật liệu trám cứng lại và cố định. Bạn cần chờ khoảng 15 – 30 phút để vật trám cứng lại hoàn toàn.
Bước 5 – Điều chỉnh và hoàn thiện
Bác sĩ nha khoa tiến hành điều chỉnh hình dáng và màu sắc của vật liệu để đảm bảo sự thoải mái và tính thẩm mỹ cho toàn hàm.
Quy trình trám răng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân và vùng răng cần trám. Điều quan trọng là tuân thủ các hướng dẫn của nha sĩ sau quá trình để đảm bảo kết quả tốt nhất và duy trì sức khỏe của răng miệng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!