Bọc răng sứ khi đang mang thai nên hay không?
Bọc răng sứ được biết đến là một trong những kỹ thuật phục hình nha khoa, giúp răng đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như phục hồi chức năng ăn nhai. Các trường hợp như: Răng bị sứt mẻ, vở, xỉn màu, thưa, hô, móm ở mức độ nhẹ đều có thể áp dụng tốt phương pháp này.
Đây được đánh giá là phương pháp ít kén người thực hiện nhất. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa chị em trong quá trình mang thai ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối không nên bọc răng sứ. Bởi trong quá trình phục hình sẽ phải sử dụng tới một số loại thuốc cũng như kỹ thuật ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Như vậy, nếu đang mang thai, các mẹ bầu chỉ nên bọc sứ cho răng ở giai đoạn thứ 2, tức là từ tháng thức 4 cho đến tháng thứ 6. Bên cạnh đó cần phải đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và được các bác sĩ đánh giá, tư vấn xem có đủ điều kiện để bọc răng sứ hay không.
Bọc răng sứ khi mang thai có nguy hiểm hay không?
Trong một số giai đoạn của thai kỳ, bà bầu hoàn toàn có thể bọc răng sứ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó vẫn có thể gây ra các tác động xấu như:
Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi
Thông thường, trong giai đoạn thai kỳ bà bầu không nên có bất cứ can thiệp nào đến cơ thể, trong đó bao gồm cả việc bọc răng sứ. Bởi trong quá trình thực hiện bắt buộc bác sĩ phải sử dụng tới một số loại thuốc gây tê, giảm đau. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như ức chế sự phát triển của thai nhi.
Chưa kể đến trong một số trường hợp nếu thực hiện bọc răng tại các địa chỉ không uy tín, kỹ thuật của bác sĩ kém có thể khiến các thao tác bị ảnh hưởng, gây đau đớn cho bà bầu và phải dùng nhiều thuốc giảm đau hơn.
Gây ê buốt, đau nhức
Việc mài cùi răng là thao tác bắt buộc trong quá trình bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa để mài đi phần men răng và một phần của ngà răng để có chỗ trống cho việc chụp mão răng lên.
Nếu thao tác này không được thực hiện chính xác, tỷ lệ mài vượt quá mức cho phép có thể xâm phạm tới phần tủy răng bên trong. Tình trạng này khiến bà bầu có cảm giác đau nhức và ê buốt sau khi bọc sứ. Thậm chí là có thể phải loại bỏ tủy răng, khiến răng bị yếu đi.
Gây ra các bệnh lý về răng miệng
Quá trình mang thai là khi cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormon, nội tiết tố,… Điều này khiến cho hệ miễn dịch yếu đi, dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…
Do đó, các xâm lấn trong quá trình bọc răng có thể khiến các bệnh lý trên chuyển biến nặng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng sinh non, con sinh ra còi cọc, suy dinh dưỡng,…
Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
Nếu bọc răng sứ kèm theo tình trạng đau nhức, khó chịu sẽ gây ra khó khăn trong quá trình ăn uống của mẹ, khiến mẹ chán ăn, bỏ bữa. Từ đó mà cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Nghiêm trọng hơn là làm cho hệ miễn dịch dần yếu đi, dễ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng khác, tác động xấu tới sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi.
Chính vì những tác động tiêu cực kể trên, nếu mẹ bầu muốn bọc răng sứ để phục vụ nhu cầu làm đẹp hoặc khắc phục các khuyết điểm nhẹ như bọc răng sứ cho răng mọc lệch, hô, móm, sứt, mẻ,… tốt nhất nên đợi sau khi sinh. Ưu tiên hàng đầu vẫn là đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho bản thân và cả em bé trong bụng.
Quy trình bọc răng sứ an toàn cho bà bầu
Nếu muốn bọc răng sứ trong quá trình mang thai, bà bầu cần chọn lựa một địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo được thực hiện phục hình theo quy trình bọc răng sứ chuẩn sau đây:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ đánh giá thời gian mang thai có phù hợp cho việc bọc răng sứ hay không. Sau đó trực tiếp thăm khám, kiểm tra tình hình sức khỏe cũng như tình trạng răng miệng để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng và lấy vôi răng (nếu có) cho bà bầu. Tiếp đến là lấy dấu răng hàm để làm răng tạm bằng chất liệu nhựa trong để đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai trong thời gian đợi răng sư.
Bước 3: Mài men răng
Bà bầu sẽ được mài bới phần men răng để khi mão răng sứ gắn vào sẽ bám dính chắc chắn với răng thật. Ở bước này, bà bầu nên chọn những mẫu sứ siêu mỏng để tỉ lệ phải mài răng được giảm đi, giúp bảo tồn tối đa cho răng thật cũng như hạn chế xâm lấn, ảnh hưởng đến tủy và giảm tình trạng đau nhức, ê buốt.
Bước 4: Lấy dấu răng
Sau khi răng được mài, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác lấy dấu hàm để biết chính xác kích thước của răng thật. Từ đó hỗ trợ cho quá trình phục hình răng sứ được vừa vặn, đúng kích thước, cân đối giữa hai hàm, đảm bảo tính thẩm mỹ và chuẩn khớp cắn của hàm.
Bước 5: Gắn tạm răng giả
Răng tạm được làm từ chất liệu nhựa cứng, an toàn và không gây kích ứng sẽ được gắn tạm vào răng. Qua đó giúp bà bầu dễ dàng ăn nhai và sinh hoạt như bình thường.
Bước 6: Bọc răng sứ
Một mão răng sứ được chụp tạm bên ngoài răng thật đã được mài và điều chỉnh sao cho các khớp cắn ăn khớp với nhau. Trong một tuần đầu, bác sĩ chỉ gắn bằng keo để bà bầu ăn nhai, giao tiếp, sử dụng thử nghiệm. Nếu cảm thấy hài lòng mới tiến hành gắn cố định, ngược lại bác sĩ sẽ chỉnh lại cho chính xác.
Xem thêm: Ảnh hưởng của ê buốt răng khi mang thai & cách xử lý
Mẹ bầu cần lưu ý gì nếu muốn bọc răng sứ khi mang thai?
Như vậy, chúng ta nên hạn chế tối đa việc bọc răng sứ khi mang thai. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc phải bọc để điều trị các bệnh lý về răng miệng thì bà bầu cần lưu ý thật kỹ một số yếu tố sau đây.
- Tuyệt đối không nên bọc răng sứ khi ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là giai đoạn thai nhi đang phát triển và dần hoàn thiện cơ thể, những ảnh hưởng của thuốc giảm đau, thuốc gây tê có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, tiêm kháng sinh cũng như đưa hóa chất vào cơ thể, từ một số trường hợp bắt buộc, bất khả kháng.
- Cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về thời gian mang bầu, tình trạng sức khỏe cho bác sĩ khi muốn bọc răng sứ để được đánh giá có đủ khả năng bọc răng sứ không và chọn ra phương pháp phục hình phù hợp nhất.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau các bữa ăn, sử dụng các loại bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng phù hợp.
- Chọn địa chỉ nha khoa bọc răng sứ uy tín, đảm bảo, bác sĩ chuyên môn cao. Qua đó hạn chế các sự cố, rủi ro ngoài ý muốn trong quá trình thực hiện.
- Thăm khám răng miệng thường xuyên sau khi bọc răng để biết chính xác tình trạng răng miệng, sớm tìm ra các vấn đề xấu để có cách khắc phục kịp thời.
- Chuẩn bị tinh thần, thoải mái trước trong và sau khi bọc răng sứ, tránh tình trạng lo âu kéo dài làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu thông tin về vấn đề bọc răng sứ khi mang thai. Đây được xem là một trong những tác động gây ra nhiều tác hại cho cả mẹ và thai nhi, các chuyên gia cũng khuyến cáo bà bầu không nên thực hiện giải pháp này. Do đó nếu không thật sự cần thiết, các bạn chỉ nên thực hiện bọc răng sứ trước và sau khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Dành riêng cho bạn:
- Bọc răng sứ có được vĩnh viễn không? Cách kéo dài tuổi thọ răng sứ
- Địa chỉ bọc răng sứ uy tín cho khách hàng trả góp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!