Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ? Lợi Ích Của Việc Bọc Răng Sứ

Bọc răng sứ sẽ giúp hàm răng của mọi người đảm bảo tính thẩm mĩ, trở nên đều đẹp hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên thực hiện phương pháp này. Vậy khi nào nên bọc răng sứ, lợi ích khi bọc răng sứ ra sao? 

Lợi ích của việc bọc răng sứ

Bọc răng sứ được biết đến như một xu hướng làm đẹp hiện nay vì phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích, điển hình như:

  • Đầu tiên, bọc răng sứ sẽ giúp mọi người sở hữu một hàm răng chắc khỏe vì răng sứ có khả năng chịu lực lớn hơn răng thật nên các chức năng ăn nhai bình thường sẽ được khôi phục và tốt hơn lúc trước.
  • Thứ hai, bọc răng sứ sẽ thay đổi diện mạo của hàm răng, giúp người dùng sở hữu hàm răng đều, đẹp, trắng sáng đảm bảo tính thẩm mĩ, hình dạng răng được cải thiện y như răng thật.
  • Thứ ba, phương pháp bọc răng sứ khắc phục được tình trạng khớp cắn bị lệch, không khớp, giúp các hoạt động ăn nhai không còn khó khăn. Bên cạnh đó độ chịu lực của răng sứ rất cao nên người bọc răng sứ có thể ăn những thực phẩm có độ cứng hoặc có nhiệt độ thay đổi theo sở thích của mình.
  • Cuối cùng, bọc răng sứ làm tâm lý khách hàng được cải thiện, trở nên vui vẻ, thoải mái và tự tin hơn trong cuộc sống vì được sở hữu một hàm răng đều đẹp. Việc này khiến mọi hoạt động trong cuộc sống thoải mái và suôn sẻ hơn.
Bọc răng sứ giúp hàm răng trở nên đều và đẹp hơn
Bọc răng sứ giúp hàm răng trở nên đều và đẹp hơn

Vậy từ những lợi ích nêu trên thì khi nào nên bọc răng sứ? Trường hợp nên nên bọc răng sứ và khi bọc răng sứ cần phải lưu ý những gì? Mọi thắc mắc đều sẽ được giải quyết ngay trong phần dưới đây. 

Khi nào nên bọc răng sứ?

Tuy bọc răng sứ mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể tiến hành phương pháp này. Khi có ý định bọc răng sứ mọi người nên gặp nha sĩ để được thăm khám. Sau khi xác định tình trạng răng, nha sĩ sẽ tư vấn xem khi nào cần bọc răng sứ, tại sao nên bọc răng sứ… Một số trường hợp nên bọc răng sứ là: 

Răng bị chết tủy

Tình trạng tủy răng bị chết sẽ khiến răng bị giòn và dễ gãy. Trong trường hợp này mọi người nên tiến hành chữa tủy răng, kế tiếp là bọc sứ cho răng để tạo một lớp sứ bao bọc bên ngoài giúp bảo vệ răng thật bên trong. Việc này sẽ giúp răng không bị hỏng, giảm các cơn đau, tạo độ bền cho răng để người bệnh thực hiện các hoạt động ăn, nhai tốt hơn. 

Răng bị sâu quá nhiều

Nếu răng bị sâu sẽ gây ra đau đớn làm việc ăn uống trở nên khó khăn. Bên cạnh đó khi miếng vỡ quá lớn không thể trám được, việc tiến hành bọc răng sứ sẽ giúp người bệnh sở hữu một hàm răng chắc khỏe hơn và không bị các triệu chứng của sâu răng làm phiền.

Tình trạng răng sâu quá nhiều có thể phục hình răng bằng cách bọc sứ
Tình trạng răng sâu quá nhiều có thể phục hình răng bằng cách bọc sứ

Răng cửa bị vỡ

Các thói quen xấu như: Sử dụng răng để bật nắp các loại chai nhựa, thủy tinh, nhai hay cắn đồ cứng, nghiến răng; các tai nạn như bị té; các bệnh lý về răng, cơ thể thiếu chất… đều sẽ gây tổn hại cho răng và làm răng có nguy cơ cao bị mẻ vỡ…đặc biệt là răng cửa. 

Những việc kể trên không những gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, nó còn làm hàm răng bị mất tính thẩm mỹ nên việc bọc răng sứ lúc này là cần thiết để khôi phục lại hình thái cho răng.

XEM NGAY: Chi phí bọc răng sứ răng cửa là bao nhiêu? Bảng giá mới nhất

Khi nào nên bọc răng sứ? Khi mất răng

Khi nào nên bọc răng sứ? Đó là khi người bệnh bị mất răng và có thể phục hồi răng bằng phương pháp làm cầu răng sứ. Phương pháp này giúp che lấp đi khoảng trống mất răng giúp đảm bảo được tính thẩm mỹ của hàm răng. Cầu răng sứ cũng mang lại chức năng ăn nhai tốt như răng thật. Ngoài ra, hiện nay còn có phương pháp cấy ghép Implant để thay thế răng thật bị mất. 

Răng mọc lệch lạc, chen chúc

Khi răng mọc lệch lạc, chen chúc không chỉ làm mất tính thẩm mỹ của hàm răng, nó còn có nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng.Với những trường hợp này người bệnh có thể lựa chọn niềng răng nhưng sẽ mất nhiều thời gian. Còn phương pháp bọc răng sứ sẽ rút ngắn được thời gian, đồng thời đảm bảo răng được đều, đẹp và trắng sáng như mong muốn.

TÌM HIỂU: Có nên bọc răng sứ cho răng lệch lạc không?

Sử dụng phương pháp bọc răng sứ để cải thiện hàm răng mọc lệch chen chúc sẽ mất ít thời gian hơn
Sử dụng phương pháp bọc răng sứ để cải thiện hàm răng mọc lệch chen chúc sẽ mất ít thời gian hơn

Răng bị thưa hô

Tình trạng răng bị thưa nhiều không thể sử dụng hàn trám thẩm mỹ để làm khít sát các khoảng hở giữa 2 răng, vì phương pháp này sẽ gây mất thẩm mỹ đồng thời miếng trám cũng rất dễ bong tróc nếu người bệnh sử dụng lực cắn mạnh. Do đó phương pháp bọc răng sứ là lựa chọn tối ưu để khắc phục khuyết điểm này.

Trường hợp răng bị hô, chìa cũng có thể sử dụng phương pháp bọc sứ thay vì niềng răng khiến người bệnh mất nhiều thời gian. Khi các răng cửa bị hô, bác sĩ sẽ tiến hành mài lớp men răng bên ngoài rồi ép răng sứ vào cho đều với các răng còn lại.

Khi nào nên bọc răng sứ? Khi răng bị ố vàng, xỉn màu

Trường hợp phụ nữ có thai sử dụng nhiều thuốc kháng sinh sẽ khiến em bé sinh ra rơi vào tình trạng răng nhiễm màu gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó thói quen hút thuốc lá lâu ngày cũng gây ra việc răng bị ố vàng, xỉn màu. Và phương pháp tẩy trắng răng sẽ không thể cải thiện được những trường hợp này, nên cần phải bọc răng sứ để người bệnh có được một hàm răng trắng đẹp.

Răng bị ố vàng, xỉn màu cũng nên phục hình răng để có hàm răng trắng đẹp hơn
Răng bị ố vàng, xỉn màu cũng nên phục hình răng để có hàm răng trắng đẹp hơn

Lưu ý khi muốn bọc răng sứ

Trước và sau khi bọc răng sứ, mọi người cần tìm hiểu thật tỉ mỉ chi tiết các thông tin cần thiết để có thể phối hợp với bác sĩ một cách hiệu quả nhất. Hãy lưu ý những điều sau:

  • Bước lấy tủy răng và mài men răng trước khi bọc sứ để tránh gây kích ứng tủy có thể gây đau răng cho người bệnh. 
  • Thông thường lớp bọc răng sứ dày từ 2 – 5 ly tùy răng nên cần tiến hành mài răng cho phù hợp nhưng mài quá sâu sẽ dễ dẫn đến viêm tủy răng và nhiều biến chứng như viêm hoặc sưng lợi hay phá hỏng chân răng, gây nhiễm trùng máu, viêm xương phải nhổ răng. Vì thế mọi người nên đến các cơ sở y tế có uy tín để thực hiện phương pháp bọc sứ cho răng.
  • Trường hợp bọc răng sứ khi chưa diệt tủy thì không nên sử dụng các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh, thức ăn cứng, rắn trong những ngày đầu sau khi bọc sứ để hạn chế bị kích ứng tủy.
  • Để lợi săn chắc và làm quen dần với răng sứ mới, hãy dùng lưỡi mát xa quanh vùng răng được bọc sứ.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng và vệ sinh răng miệng đúng cách. Điều này giúp lớp răng sứ được bền màu hơn.
  • Hạn chế đến mức tối đa thói quen uống cà phê, coca và không nên hút thuốc lá vì điều này sẽ làm lớp răng sứ bị xỉn màu và ố vàng.

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi khi nào nên bọc răng sứ một cách chi tiết. Hy vọng sẽ giúp mọi người đưa ra quyết định đúng đắn nhất để có một hàm răng chắc khỏe, đều đẹp.

Xem thêm:

Chi Tiết Về Dịch Vụ & Bảng Giá

Câu hỏi thường gặp

Bọc sứ răng cửa là giải pháp hiệu quả để khắc phục các khuyết điểm như sứt, mẻ, thưa, xỉn màu, giúp cải thiện thẩm mỹ và chức năng răng. Chi phí dao động từ 1 triệu đến 9 triệu đồng tùy loại sứ, với tuổi thọ có thể kéo dài từ 5 đến 25 năm. Phương pháp này không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng cần chọn nha khoa uy tín để tránh biến chứng.

Xem chi tiết: Bọc Sứ Răng Cửa

Nên bọc răng sứ cho răng thưa vì phương pháp này giúp cải thiện thẩm mỹ và khắc phục khoảng cách giữa các răng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến nha sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Bọc răng vàng là phương pháp sử dụng răng giả làm từ kim loại quý như vàng, platin, giúp bảo vệ răng và thể hiện cá tính. Tuy chi phí cao, răng vàng có độ bền chắc, không gây kích ứng và mang lại hiệu quả thẩm mỹ độc đáo.

Xem chi tiết: Bọc Răng Vàng

Trước khi bọc răng sứ, răng có thể bị hư tổn, sứt mẻ, hoặc nhiễm màu. Sau khi bọc răng sứ, răng trở nên đều, trắng sáng và bền vững hơn.

Bọc răng composite là một phương pháp làm đẹp răng phổ biến và hiệu quả. Composite là một loại vật liệu nhựa tổng hợp có khả năng mô phỏng màu sắc và vẻ ngoài tự nhiên của răng.

Xem chi tiết: Bọc Răng Composite

Có thể bọc răng sứ cho răng khểnh để cải thiện thẩm mỹ và chức năng cắn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để đảm bảo phù hợp.

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

mess zalo
ReviewNK