Bọc răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa không tốn quá nhiều thời gian nhưng có thể khắc phục được các nhược điểm của hàm răng thưa, hô, sứt mẻ, xỉn màu,… một cách hiệu quả. Nếu đang có ý định thực hiện phương pháp này, bạn cần nhớ kỹ những lưu ý quan trọng trước và sau khi bọc răng sứ dưới đây.
Lưu ý trước khi bọc răng sứ
Để chuẩn bị cho quy trình bọc răng sứ được diễn ra thuận lợi, kết quả đạt được ưng ý nhất các bạn không nên bỏ qua những yếu tố quan trọng sau đây:
Những trường hợp nên và không nên bọc răng sứ
Răng sứ có thể khắc phục các khuyết điểm của một hàm răng không đều đẹp, tuy nhiên không phải tình trạng nào cũng có thể bọc răng sứ. Việc bọc sứ chỉ mang lại hiệu quả cao trong một số trường hợp như:
- Răng hô, móm, mọc lệch lạc, lộn xộn ở mức độ nhẹ.
- Răng thưa, hở kẽ ở mức độ nhẹ
- Răng bị sứt, vỡ, mẻ.
- Răng sâu, răng bị hư tủy, chết tủy.
- Răng bị xỉn màu, ố vàng, nhiễm màu.
- Răng bị lệch khớp cắn.
- Răng bị rụng, mất răng.
Bên cạnh đó, có một số trường hợp không nên bọc sứ bởi nó không thể khắc phục được các khuyết điểm của hàm răng như:
- Răng bị hô, móm nặng, mọc lệch lạc, xô lệch nặng.
- Răng bị hô, móm nguyên nhân do cấu trúc xương hàm.
- Răng thưa, hở kẽ nặng, khoảng cách giữa các răng cách xa nhau.
- Răng bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng.
- Bọc sứ cho răng bị sâu nghiêm trọng, chân răng quá yếu.
- Răng bị gãy, vỡ, hư hỏng chỉ còn lại chân răng.
- Răng quá nhạy cảm.
- Những người mắc phải các bệnh lý toàn thân.
Do đó bạn cần đánh giá tình trạng răng miệng hoặc tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định bọc răng sứ.
Điều trị triệt để các bệnh lý về răng miệng
Nếu đang gặp phải các vấn đề về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,.. thì bạn cần điều trị triệt để trước khi tiến hành bọc răng sứ. Nguyên nhân là do những tác động mạnh trong quá trình bọc sứ có thể khiến những bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời gây cản trở cho việc điều trị sau này.
Đặc biệt, trong trường hợp sâu răng nếu chưa được xử lý, làm sạch đã chụp mão sứ ra ngoài răng, vi khuẩn vẫn còn tích tụ trong răng sẽ tiếp tục phá hủy, xâm hại đến các phần khác. Khiến răng bị yếu dần đi, gây cảm giác đau nhức, khó chịu, thậm chí là mất răng.
Cân nhắc loại răng sứ phù hợp
Trên thị trường hiện nay có khá đa dạng các loại răng sứ từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Chính vì vậy mà chúng ta cần nắm rõ cấu tạo, đặc tính của từng loại để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.
Trong đó có 2 loại răng sứ chính là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ (hay còn được gọi là răng sứ cao cấp, răng sứ không kim loại). Cụ thể:
- Răng sứ kim loại: Được cấu tạo phần khung sườn được làm từ hợp kim, bên ngoài phủ một lớp sứ trắng, mỏng nhằm làm tăng tính thẩm mỹ cho răng. Loại răng này có chi phí trẻ, tuy nhiên lại không được nhiều người lựa chọn bởi có khá nhiều nhược điểm như: Bị đục, đen chân răng sau 1 thời gian sử dụng, gây dị ứng, viêm lợi, hôi miệng,…
- Răng sứ toàn sứ: Là loại răng có tính thẩm mỹ cao nhất hiện nay với rất nhiều dòng khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Đặc biệt nó có thể khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của răng sứ kim loại, đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt đối, an toàn cho người sử dụng. Thế nhưng đi kèm với đó thì chi phí cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với răng sứ kim loại.
Do đó, tùy vào nhu cầu, sở thích, khả năng kinh tế mà bạn chọn cho mình một dòng răng sứ phù hợp nhất. Tuy nhiên vẫn nên ưu tiên cho răng sứ toàn sứ bởi những giá trị mà nó mang lại hoàn toàn xứng đáng với số tiền phải bỏ ra. Và nếu so sánh về độ bền và thời gian sử dụng thì chi phí cho răng sứ toàn sứ không chênh lệch quá nhiều so với răng sứ kim loại.
Chọn địa chỉ bọc răng sứ uy tín
Bạn có biết, việc lựa chọn địa chỉ nha khoa ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bọc răng sứ. Bởi quy trình bọc răng sứ yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề và chuyên môn cao, một số thao tác như mài răng cần phải thật sự cẩn trọng và tỉ mỉ.
Trong trường hợp chọn các cơ sở nha khoa không uy tín có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Mài răng vào tủy dẫn đến việc phải điều trị và loại bỏ tủy của răng đó, răng sứ không khít, hở chân răng, khớp cắn bị lệch lạc, vệ sinh răng không sạch trước khi bọc sứ dẫn đến các bệnh lý về răng miệng sau này,…
Do đó chúng ta cần tìm hiểu thông tin nha khoa thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Bạn nên ưu tiên cho những địa chỉ lớn, đã hoạt động lâu năm, chế độ bảo hành rõ ràng, sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị và công nghệ hiện đại, được khách hàng đánh giá cao,… Bên cạnh đó cũng nên lựa chọn hoặc yêu cầu được các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao để thực hiện.
Chuẩn bị tài chính
Yếu tố không thể thiếu giúp bạn bọc răng sứ đó chính là tài chính. Việc cần chuẩn bị bao nhiêu tài chính sẽ phụ thuộc vào số lượng răng cần điều trị, dòng răng sứ và cơ sở nha khoa mà bạn chọn. Trong đó:
- Chi phí bọc răng sứ kim loại trong khoảng 1.000.000 – 2.000.000 đồng/răng.
- Chi phí bọc răng sứ toàn sứ trong khoảng 2.500.000 – 8.000.000 đồng/răng.
- Chi phí bọc răng sứ toàn sứ cho các dòng cao cấp trong khoảng 15.000.000 đồng/răng cho đến vài chục triệu, thậm chí còn có thể lên đến vài trăm triệu cho một răng sứ với các loại nguyên liệu quý hiếm.
Xem thêm: Bọc răng sứ cho răng mọc lệch hiệu quả không? Giá bao nhiêu?
Những lưu ý sau khi bọc răng sứ
Sau khi bọc răng sứ nhiều người thường không coi trọng việc bảo vệ và chăm sóc răng, khiến cho độ bền và tuổi thọ của răng giảm đi đáng kể. Vì vậy, sau khi bọc răng sứ, bạn cần lưu ý tới một số yếu tố sau đây:
Chăm sóc răng sứ trước và sau khi bọc răng sứ
Răng sứ đơn thuần chỉ là một mão sứ được bọc bên ngoài răng thật, không gắn liền trực tiếp với cơ thể, không có các dây chằng nha chu neo giữ nên vẫn có khả năng bị bong, kênh, gây viêm lợi nếu không được chăm sóc đúng cách. Đó cũng là lý do tại sao có người chỉ vài năm đã phải đi thay răng còn có người lại dùng được cả đời.
Cách chăm sóc răng sứ cũng tương tự như răng thật, bạn không nên dùng những lực quá mạnh để tác động lên nó, không cắn xé những đồ quá dai, cứng. Nên sử dụng các dụng cụ chăm sóc răng phù hợp như bàn chải lông mềm, kem đánh răng lành tính,… Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên massage nướu nhẹ nhàng bằng ngón tay để máu được lưu thông tốt hơn và răng sứ được bảo vệ tốt hơn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nếu răng miệng không được vệ sinh đúng cách trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ răng bị mài mòn, sâu răng, hôi miệng, viêm nướu,… Do đó chúng ta cần đánh răng đều đặn mỗi ngày ít nhất 2 lần, đặc biệt là sau các bữa ăn. Khi đánh răng nhẹ nhàng đưa bàn chải theo vòng tròn và chiều dọc.
Mặt khác, không nên dùng tăm để làm sạch thức ăn thừa dính lại trên răng, bởi nó sẽ khiến nướu và răng bị tác động mạnh, tạo ra khe hở giữa các răng. Thay vào đó chúng ta nên dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch sâu.
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền đẹp và tuổi thọ của răng sứ, vì vậy bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm giai cứng, vì chúng có thể làm cho răng sứ bị vỡ, mẻ.
- Hạn chế ăn những loại đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng để tránh làm ảnh hưởng đến lớp ngoài của răng.
- Không sử dụng thuốc lá bởi nó có thể làm cho răng bị ố vàng, xỉn màu,…
- Hạn chế đồ uống có ga, thực phẩm chứa phẩm màu, thành phần nhiều đường, axit,… bởi chúng có thể làm hỏng men răng, gây mòn răng.
- Nên ăn các loại thức ăn mềm, ăn nhiều rau củ quả để bổ sung thêm vitamin có lợi cho răng miệng.
- Khi ăn nên nhai đều ở cả hai bên hàm để lực tác động lên cả hai hàm cân bằng nhau.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Mặc dù đã bọc răng sứ để có hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp nhưng bạn vẫn cần đến nha khoa định kỳ để được kiểm tra, làm sạch và kiểm tra độ tương thích, sớm phát hiện ra các vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng tới hình thức cũng như kết cấu của răng sứ.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về những lưu ý quan trọng trước và sau khi bọc răng sư. Khi đã rắn rõ những nội dung này sẽ giúp bạn có được quá trình điều trị an toàn và hiệu quả hơn, mang lại hàm răng đều đẹp như mong muốn, cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Dành riêng cho bạn:
- Bọc sứ răng cửa có ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu thông tin
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!