Niềng răng là phương pháp giúp các răng trên cung hàm về đúng vị trí, đều đẹp hơn nhưng không thể thay đổi màu sắc hay hình dáng răng. Ngược lại, bọc răng sứ mang đến nụ cười trắng sáng tuy nhiên lại không thay đổi được vị trí của chân răng. Vậy nên niềng răng hay bọc sứ, đâu là lựa chọn hoàn hảo nhất?
Niềng răng và bọc sứ là gì?
Trước khi đi vào đánh giá nên niềng răng hay bọc sứ cho một hàm răng có khuyết điểm, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của hai phương pháp này trước tiên.
Phương pháp niềng răng là gì?
Niềng răng hay còn được gọi là chỉnh nha là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nha khoa để nói về phương pháp dịch chuyển răng, bằng cách dùng các khí cụ nha khoa chuyên dụng tác động lên hàm răng. Qua đó kéo các răng mọc lệch lạc, thưa, hô, móm,… về đúng vị trí mong muốn, mang đến một hàm răng đều đẹp và cân đối.
Quá trình niềng răng thường kéo dài trong khoảng từ 1 đến 3 năm thậm chí là lâu hơn tuỳ thuộc vào mức độ lệch lạc, hô móm của răng, độ tuổi người điều trị và kế hoạch chỉnh nha mà bác sĩ đưa ra.
Trước đây, niềng răng gắn liền với các mắc cài kim loại, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật thì phương pháp chỉnh nha đã được phát triển lên tầm cao mới với các khí cụ trong suốt bằng nhựa sinh học, có thể dễ dàng tháo lắp. Đặc biệt là khó phát hiện, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người sử dụng.
Trong quá trình niềng, các mắc cài và dây cung hoặc khay trong suốt sẽ có nhiệm vụ tạo lực để kéo các răng di chuyển từng chút một mà không làm người điều trị cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Cảm giác đau nhức chỉ xảy ra trong một vài ngày đầu khi răng chưa quen với lực dịch chuyển mà mắc cài và khay tạo ra.
Phương pháp bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ hay bọc răng sứ thẩm mỹ là một phương pháp phục hình răng khá phổ biến, giúp cải thiện tình trạng răng sứt mẻ, thưa, hô móm ở mức độ nhẹ, ố vàng, xỉn màu,… Bác sĩ sẽ dùng một mão sứ bao bọc bên ngoài răng thật đã được mài, nhằm khôi phục chức năng ăn nhai cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng.
Có thể hiểu đơn giản là răng sứ đóng vai trò như một chiếc răng giả, bao phủ toàn bộ răng thật và thực hiện chức năng của thân răng. Còn răng thật đóng vai trò của trụ, giúp cố định và lấp đầy khoảng trống của mão sứ. Răng sứ có hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật, mặt khác độ bền cao gấp 3 – 6 lần, thậm chí là cao hơn đối với các chất liệu cao cấp.
Chi tiết: Bọc răng sứ là gì? Quy trình mới nhất hiện nay
Quá trình bọc răng sứ thường chỉ kéo dài trong khoảng từ 2 – 4 ngày. Đối với các trung tâm nha khoa hiện đại, thời gian này có thể được rút ngắn xuống chỉ còn trong khoảng 24 giờ. Đặc biệt phương pháp này không gây đau đớn cho người điều trị.
Lợi ích của phương pháp niềng răng và bọc răng sứ
Có thể thấy, niềng răng và bọc răng sứ đều có khả năng khắc phục các khuyết điểm của hàm răng một cách hiệu quả. Không những thế, hai phương pháp này còn mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác.
Lợi ích của phương pháp niềng răng
Phương pháp niềng răng được các chuyên gia đánh giá cao và được đông đảo người điều trị lựa chọn nhờ vào các lợi ích vượt trội như:
Cải thiện giá trị thẩm mỹ: Phần đông mọi người tìm đến niềng răng là để có được hàm răng đều đẹp như mong muốn, bởi sau quá trình chỉnh nha các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa,… sẽ được điều chỉnh về đúng vị trí như mong muốn.
Hỗ trợ cho quá trình ăn nhai: Khi răng mọc lệch lạc, không ngay ngắn trên cung hàm sẽ làm cho khớp cắn không khớp, khiến việc nhai, xé, nghiền nát thức ăn gặp phải nhiều khó khăn. Chỉnh nha sẽ tác động đến các khớp cắn, nhằm cho chúng dịch chuyển để khớp với nhau qua đó hỗ trợ việc ăn uống, tiêu hoá được diễn ra thuận lợi.
Giảm áp lực lên xương hàm: Với các trường hợp hàm hô quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương nhất định tới khung hàm, đặc biệt là khi khớp cắn quá sâu, người bệnh có thể cắn vào phần mô răng nằm phía trong. Vì vậy, niềng răng có khả năng tác động đến vị trí của răng, loại bỏ tình trạng hô móm, điều chỉnh khớp cắn, giảm bớt áp lực trên xương quai hàm.
Giúp việc phát âm chuẩn hơn: Tình trạng răng mọc lệch, nhất là răng thưa có thể dẫn đến việc phát âm sai, nên niềng răng khắc phục răng thưa, lệch lạc sẽ cải thiện tình trạng này, giúp phát âm chuẩn hơn.
Cải thiện sức khỏe cho hệ tiêu hoá và cơ thể: Khi răng về đúng vị trí và các khớp cắn khác nhau thì việc nhai và nghiền nát thức ăn sẽ diễn ra dễ dàng hơn trước khi đi vào dạ dày. Do vậy việc tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng được thuận lợi cũng như giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hoá.
Lợi ích của phương pháp bọc răng sứ
Nếu chọn phương pháp bọc răng sứ, chúng ta sẽ nhận được những lợi ích như:
Tái tạo lại hàm răng khuyết điểm: Giúp khắc phục, tái tạo các khuyết điểm khi răng gặp hư tổn, bị hư hỏng nặng một cách hiệu quả. Giải quyết toàn diện các vấn đề về hô, móm nhẹ, răng không đều, mọc lệch lạc, xô lệch nhẹ,…
Mang lại tính thẩm mỹ cao: Răng sứ có hình dáng, kích thước, màu sắc tương tự như răng thật, giúp nụ cười được rạng rỡ, tự nhiên nhất sau khi phục hình.
Bảo vệ răng thật: Răng sứ đóng vai trò như lớp màng chắn vững chắc, bảo vệ cho răng thật trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại, cũng như các tác động từ bên ngoài như nhai, cắn, va đập,… Nhờ đó mà giúp răng thật được chắc khỏe và tồn tại lâu hơn trên cung hàm.
Cứu tinh cho răng hư hỏng nặng: Đối với những trường hợp răng bị sâu nặng, răng đã chữa tủy, hoại tủy, có vết vỡ lớn,… thì bọc răng sứ là phương pháp tốt nhất để điều trị các vấn đề trên.
Tránh tiêu xương hàm: Bọc sứ giúp giữ lại răng, bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn, qua đó tránh biến chứng nặng sang tiêu xương hàm, gây ảnh hưởng tới hình thái của khuôn mặt.
Giúp các khớp cắn được chính xác: Bọc sức giúp tạo hình dáng chuẩn nhất cho răng, từ đó khiến các khớp cắn được khớp nhau, khôi phục chức năng ăn nhai.
Độ bền cao: Răng sứ có tuổi thọ từ 5 – 15 năm tùy thuộc vào chất liệu và cách chăm sóc. Với những chất liệu cao cấp, độ bền của răng sứ có thể là vĩnh viễn.
Xem thêm: Bọc răng sứ cho răng sâu có tốt không?
Nên niềng răng hay bọc răng sứ?
Sau khi tìm hiểu về hai phương pháp trên cũng như những lợi ích vượt trội mà nó mang lại, vậy chúng ta nên chọn niềng răng hay bọc răng sứ và nên sử dụng trong những trường hợp nào.
Khi nào nên niềng răng?
Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên thực hiện niềng răng càng sớm càng tốt nếu như đang gặp phải một trong các vấn đề sau đây:
Răng bị hô (vẩu): Đây là tình trạng các răng trên cung hàm mọc chìa quá nhiều ra phía ngoài so với cấu trúc khuôn mặt, khiến cho hàm trên và hàm dưới cách xa nhau. Trong trường hợp hô nặng, môi sẽ không thể bao phủ toàn bộ răng.
Răng bị móm (vẩu ngược): Đây là tình trạng hàm trên bị cụp vào trong quá nhiều, hoặc vòm răng hàm dưới bị đưa ra phía trước bao phủ cả vòm răng hàm trên. Khi này nếu nhìn nghiêng, đường nối giữa trán, mũi và cằm bị lệch. Trong trường hợp móm nặng, bệnh nhân sẽ không thể khép được miệng.
Răng bị thưa (hở kẽ): Đây là tình trạng các răng trên cung hàm cách nhau quá xa, khiến giữa các răng có khoảng hở hớn. Trường hợp này đa phần xảy ra ở khu vực răng cửa, gây ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ.
Răng bị khập khểnh: Đây là tình trạng khá răng bị lệch khớp cắn khá phổ biến. Trong đó gồm có răng mọc sai vị trí, phương răng, thế răng, chiều răng, thay vì mọc đều, thẳng hàng, chúng lại chen chúc, xô đẩy, nằm nghiêng,…
Răng mọc sai khớp cắn: Đây là tình trạng khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới không khớp nhau như: Đối đầu (đỉnh răng của hai hàm chạm nhau), cắn chéo (răng trên cung hàm mọc dị dạng khiến vị trí hai hàm bị sai lệch), khớp cắn hở (hai hàm không thể chạm nhau), khớp cắn sâu (hàm trên phủ hên hàm dưới), khớp cắn ngược (hàm dưới bị đưa ra ngoài so với hàm trên).
Khi nào nên bọc răng sứ?
Khi nào nên bọc răng sứ? Phương pháp bọc răng sứ phù hợp nhất với các trường hợp sau đây:
Răng bị chết tủy, tủy hoại tử: Tình trạng này đồng nghĩa với việc răng sẽ mất đi tính đàn hồi và rất dễ vỡ khi gặp phải các tác động mạnh.
Răng bị sâu nặng: Đây là tình trạng khi sâu đã ăn vào tủy răng, tạo ra các lỗ sâu răng lớn, việc hàn/trám khi này chỉ là giải pháp tạm thời và duy trì trong một thời gian ngắn.
Răng mọc khập khiễng ở mức độ nhẹ: Đây là tình trạng răng mọc không đều, lệch lạc tuy nhiên chỉ ở mức độ nhẹ. Về cơ bản vẫn giữ được vị trí gần chuẩn xác trên khung xương hàm.
Răng hô. móm ở mức độ nhẹ: Đây là tình trạng răng bị chìa ra hoặc cụp vào nhẹ so với cấu trúc xương hàm.
Răng thưa: Đây là tình trạng răng trên cung cách xa nhau, tạo ra các khoảng trống giữa các răng, đặc biệt là ở khu vực răng cửa.
Răng bị xỉn màu, ố vàng: Đây là tình trạng răng không có màu trắng ngà tự nhiên mà có màu vàng, vàng nâu hoặc chân răng bị đen, làm mất tính thẩm mỹ.
Răng bị sứt, vỡ, mẻ: Đây là tình trạng răng bị mất đi một phần do tác động ngoại lực, khiến răng không thể giữ được hình dáng, kích thước như ban đầu.
Chi tiết: Khi nào nên bọc răng sứ [Tính phù hợp]
Mòn men răng: Đây là tình trạng phần men răng phía ngoài răng bị bào mòn hoặc mỏng đi, khiến răng nhạy cảm và yếu hơn so với bình thường.
Vậy nên niềng răng hay bọc răng sứ phương pháp nào tốt hơn?
Với các phân tích kể trên có thể thấy, việc nên niềng răng hay bọc răng sứ còn tùy thuộc rất nhiều vào chức năng và cấu trúc răng như thế nào, mức độ hư hại ra sao thì mới có thể tìm được phương pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia thành các trường hợp cụ thể như sau:
Đối với những hàm răng có khuyết điểm nặng, mục đích điều trị thiên về cải tạo, phục hồi cấu trúc răng như: Răng mọc lệch lạc nặng, hô, móm nặng, sai khớp cắn nghiêm trọng,… thì niềng răng chính là giải pháp không thể tối ưu hơn. Sau quá trình điều trị chúng ta sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp, cải thiện tính thẩm mỹ và đảm bảo chuẩn khớp cắn.
Đối với hàm răng có khuyết điểm nhẹ, nhu cầu chính là nâng cao tính thẩm mỹ như: Lệch lạc ở mức độ nhẹ, hô, móm nhẹ, răng bị xỉn màu, ố vàng, răng thưa,… thì chúng ta nên chọn cách bọc răng sứ để tiết kiệm thời gian điều trị cũng như mang lai hiệu quả tốt nhất. Qua đó giúp cải thiện nhanh các vấn đề về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp này đối với những hàm răng vừa có khuyết điểm lớn, vừa không có hình dáng, màu sắc chuẩn. Bằng cách niềng răng để lấy lại cấu trúc chuẩn sau đó bọc răng sứ để đảm tính thẩm mỹ. Tuy nhiên nó có thể khiến cho răng yếu đi và nhạy cảm hơn do bị tác động liên tục trong thời gian dài.
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nên niềng răng hay bọc răng sứ. Dù là phương pháp nào thì cũng đều hướng đến kết quả cuối cùng là có được một hàm răng khỏe đẹp và nụ cười trắng sáng, rạng rỡ. Trước khi quyết định sử dụng dịch vụ nào bạn cần thăm khám và cân nhắc cẩn thận để có được kết quả hài lòng nhất.
Dành riêng cho bạn:
- Bọc răng sứ khi mang thai nên hay không?
- Bọc răng composite: Ưu điểm, nhược điểm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!