Các Loại Niềng Răng Phổ Biến Hiện Nay – Loại Nào Tốt Nhất?

Trên thị trường hiện nay đang có 2 loại mắc cài được sử dụng phổ biến là:

  • Niềng răng mắc cài: Phương pháp này bao gồm loại niềng răng mắc cài kim loại mặt ngoài, mặt trong, niềng răng nắp cài tự động và niềng răng mắc cài sứ. 
  • Niềng răng không mắc cài: Bao gồm niềng răng trong suốt invisalign, 3D Clear Aligners và Ecligner.

Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống, sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để tạo lực kéo cho răng. Quá trình này sẽ giúp răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Sau một thời gian đeo niềng, bạn sẽ sở hữu một hàm răng đều, không xô lệch, khớp cắn cân đối, việc ăn nhai cũng trở nên dễ dàng hơn.

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống

Niềng răng mắc cài được chia thành 3 loại niềng, giúp khách hàng có thể lựa chọn phương pháp niềng phù hợp với nhu cầu, cùng xem chi tiết trong bảng dưới đây.

Phương pháp niềng Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
Niềng răng mắc cài kim loại mặt ngoài
  • Được tạo nên từ chất liệu inox, thép không gỉ hoặc bằng vàng kết hợp với dây cung để giữ khung và định hình cấu trúc hàm.
  • Chi phí thấp, được nhiều khách hàng lựa chọn.
  • Mang lại hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian niềng.
  • Áp dụng được với nhiều tình trạng răng.
  • Độ thẩm mỹ không cao, lộ mắc cài khi nói chuyện, cười đùa.
  • Việc sử dụng dây cung có thể làm tổn thương môi, má, nướu, các mô mềm trong khoang miệng.
Niềng răng mắc cài sứ
  • Được tạo nên từ vật liệu sứ cho cả dây cung, dây chun và mắc cài.
  • Có cách thức hoạt động cũng giống như niềng răng bằng mắc cài kim loại
  • Thẩm mỹ cao, phù hợp với những người thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng và đối tác.
  • Không gây kích ứng cho các mô mềm do được làm từ sứ.
  • Thiết kế ít gờ nên không gây vướng víu, ảnh hưởng đến nướu răng.
  • Chi phí cao, thời gian niềng dài hơn.
  • Độ bền chắc không cao, dễ vỡ, bung khi gặp lực tác động quá mạnh.
  • Phần chốt dày hơn so với phương pháp khắc, điều này sẽ khiến người sử dụng cảm thấy khó chịu, việc ăn uống cũng khó khăn hơn.
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong (mắc cài mặt lưỡi)
  • Vị trí đặt khí cụ niềng được đặt vào phía trong gần lưỡi thay vì đặt ở bên ngoài.
  • Đảm bảo độ thẩm mỹ trong quá trình giao tiếp hằng ngày.
  • Việc ăn uống khó khăn khi thức ăn thường xuyên bị vướng vào phần mắc cài, rất khó vệ sinh.
  • Mất nhiều thời gian để răng về đúng vị trí.
  • Chi phí cao.
Niềng răng mắc cài tự đóng
  • Cơ chế hoạt động tương tự với mắc cài kim loại.
  • Có nắn trượt tự động nên  dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài mà không cần đến hệ thống chun buộc.
  • Tránh được các tình trạng không mong muốn như đứt chun buộc, mất và có thể gây dị ứng.
  • Thời gian niềng được rút ngắn.
  • Nướu sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều do không bị tác động bởi lực ma sát.
  • Không cần tái khám quá thường xuyên để chỉnh dây cung.
  • Chi phí cao
  • Có độ dày lớn nên người sử dụng sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu.
  • Chỉ các bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề giỏi mới có thể thực hiện được phương pháp này.

THAM KHẢO CHI TIẾT: Niềng Răng Hay Bọc Răng Sứ? Đâu Là Lựa Chọn Hoàn Hảo?

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài còn được gọi với cái tên khác là niềng răng trong suốt hay niềng răng tháo lắp. Khi sử dụng phương pháp này, bạn sẽ không cần phải gắn mắc cài cố định trên răng mà chỉ cần đeo máng niềng nhựa được thiết kế riêng theo dấu răng của mình. Đặc điểm của khay niềng là độ ôm sát vào chân răng, tác động lực và dần dịch chuyển các răng lệch lạc về đúng vị trí mong muốn. Trong quá trình này, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn, khó chịu như khi dùng dây cung hay mắc cài kim loại.

Niềng răng không mắc cài có tính thẩm mỹ cao
Niềng răng không mắc cài có tính thẩm mỹ cao

Trong khoảng 2 tuần đeo niềng, răng sẽ dần thay đổi, dịch chuyển khoảng 0.1 – 0.2mm. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy được kết quả rõ rệt nhất. Dưới đây là 3 phương pháp niềng răng không mắc cài được sử dụng nhiều nhất, cùng tham khảo ngay bên dưới.

Phương pháp Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
Niềng răng không mắc cài Invisalign
  • Có nguồn gốc từ nước Mỹ, thuộc Công ty Align Technology.
  • Có công dụng nắn chỉnh răng dựa trên các mấu tạo lực của khay niềng, đưa răng về vị trí mong muốn.
  • Một ca niềng cần sử dụng 20 -  40 khay trong suốt quá trình chỉnh răng.
  • Tính thẩm mỹ cao nhất trong tất cả các phương pháp niềng.
  • Đạt hiệu quả cao, thời gian đeo niềng được rút ngắn.
  • Không gây đau nhức, ê buốt như các phương pháp khác.
  • Việc ăn uống dễ dàng, vệ sinh răng miệng thoải mái do khay niềng có thể tự tháo lắp mà không cần đến nha sĩ.
  • Chi phí cao nhất hiện nay.
  • Sử dụng công nghệ cao và phác đồ điều trị bên Mỹ nên bạn phải tốn thời gian để đợi khay niềng về.
  • Thời gian đeo niềng cần duy trì tối thiểu  22h/ mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Niềng răng không mắc cài 3D clear
  • Phương pháp này là sự kết hợp giữa Ecligner và Invisalign.
  • Khay niềng được chế tác theo phương pháp thủ công, dựa vào mẫu scan 3D của dấu răng. 
  • Tính thẩm mỹ cao, không bị lộ khay niềng trong quá trình giao tiếp.
  • Mang tới cảm giác thoải mái khi sử dụng bởi khay niềng có cấu trúc mỏng, ôm khít thân răng.
  • Khay niềng có thể tháo lắp tiện lợi, dễ dàng trong việc ăn uống và vệ sinh.
  • Mang lại hiệu quả niềng cao.
  • Chi phí niềng cao.
  • Hiệu quả niềng không cao đối với trường hợp răng móm và hô nặng.
  • Có thể ảnh hưởng đến phát âm trong giai đoạn đầu.
Niềng răng không mắc cài Ecligner
  • Được sản xuất từ công ty Ecligner International Co, Ltd chuyên về thiết bị y tế của Hàn Quốc.
  • Có cơ chế hoạt động riêng biệt, không tạo lực bằng mấu nhưng vẫn đem lại hiệu quả niềng cao.
  • Không cần sử dụng mấu tạo lực.
  • Khay niềng an toàn với người sử dụng cũng như môi trường.
  • Mang lại hiệu quả cao dựa trên máy quét 3D.
  • Tính thẩm mỹ được đảm bảo.
  • Mang lại cảm giác thoải mái khi đeo.
  • Chi phí niềng cao.
  • Thường xuyên phải tái khám nhiều lần với bác sĩ để được kiểm tra chi tiết.

XEM THÊM: Nên Niềng Răng Trong Suốt Hay Mắc Cài – Chuyên Gia Tư Vấn

Câu hỏi liên quan

Đối với các loại niềng răng trên thị trường hiện nay, phương pháp nào cũng sẽ đem lại lợi ích nhất định với người sử dụng. Tuy nhiên, để tìm được loại niềng phù hợp với tình trạng răng của mình, trước hết bạn nên thăm khám nha sĩ để được tư vấn kỹ càng và lên phác đồ điều trị cụ thể.

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Sử dụng cho trường hợp sai khớp cắn nặng, chi phí rẻ, thời gian điều trị nhanh.
  • Niềng răng Invisalign: Áp dụng với mọi trường hợp, đảm bảo thẩm mỹ.
  • Mắc cài sứ: Dành cho trường hợp răng nhẹ.

Theo các chuyên gia cho biết, phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự đóng sẽ giúp tiết kiệm thời gian niềng nhất. Trong quá trình niềng, dây thun sẽ được giữ cố định trong rãnh mắc cài, nhờ vậy lực tác động lên răng luôn được ổn định, giúp răng dịch chuyển nhanh chóng.

Trên đây là thông tin chi tiết về các loại niềng răng được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Array

Chi Tiết Về Dịch Vụ & Bảng Giá

Câu hỏi thường gặp

Niềng răng mắc cài pha lê có giá từ 40.000.000 - 80.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại mắc cài và thương hiệu. Phương pháp này thẩm mỹ cao và hiệu quả chỉnh nha tốt, nhưng chi phí có thể cao hơn so với các loại mắc cài khác.

Răng thưa là tình trạng răng có thể khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là đối với người làm nghề dịch vụ. Niềng răng thưa hiện nay là một phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn, sử dụng hệ thống khí cụ để dịch chuyển các răng lệch lạc về đúng vị trí trong cung hàm. Với tình trạng răng thưa, bạn có thể sử dụng các phương pháp như:

  • Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng mắc cài trong suốt

Mắc cài pha lê và mắc cài sứ là hai phương pháp niềng răng thẩm mỹ khác nhau. Dưới đây là một số điểm so sánh giữa chúng;

  • Kích thước: Mắc cài pha lê thường được thiết kế nhỏ hơn so với mắc cài sứ, giảm cảm giác khó chịu và vướng víu.
  • Tính thẩm mỹ: Mắc cài sứ thường có màu sắc tương tự với răng tự nhiên hơn, mang lại tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài pha lê.
  • Độ bền: Mắc cài sứ thường có độ bền cao hơn và ít dễ vỡ mẻ hơn so với mắc cài pha lê.
  • Chi phí: Cả hai phương pháp đều có chi phí tương đối cao, nhưng chi phí cho mắc cài sứ thường cao hơn so với mắc cài pha lê.

Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu cá nhân, bạn có thể cân nhắc giữa mắc cài pha lê hoặc mắc cài sứ để đạt được kết quả thẩm mỹ phù hợp.

Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài?

  • Niềng răng trong suốt: Thẩm mỹ cao, tiện lợi, tuy nhiên chi phí cao và chỉ phù hợp cho các trường hợp sai lệch nhẹ đến trung bình.
  • Niềng răng mắc cài: Chi phí đa dạng, phù hợp cho tất cả các trường hợp sai lệch, tuy nhiên ít thẩm mỹ hơn và cần chú ý vệ sinh kỹ lưỡng.

Niềng răng trong suốt được đánh giá tốt hơn nhờ các đặc tính vượt trội về sự tiện lợi hay tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài cũng mang đến hiệu quả điều chỉnh sai lệch răng rất tốt với mức giá phù hợp hơn nhiều.

Niềng răng trainer là phương pháp chỉnh nha sử dụng khay niềng trong suốt, được làm từ silicon y tế, có độ đàn hồi cao. Khay trainer có hình dạng parabol ôm sát theo cung hàm, giúp định hình, di chuyển răng và điều chỉnh khớp cắn.

Niềng răng trainer hiệu quả tốt nhất ở trẻ em giai đoạn tiền chỉnh nha (3 - 12 tuổi). Phương pháp giúp định hình, di chuyển răng, tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc, hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của răng hàm.

Xem chi tiết: Niềng Răng Trainer

Trung bình, thời gian niềng răng thường kéo dài từ 1.5 đến 3 năm, hoặc lâu hơn. Thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Mức độ sai lệch

  • Trường hợp nhẹ: 12 - 18 tháng.
  • Trường hợp trung bình: 18 - 24 tháng.
  • Trường hợp nặng: 24 - 36 tháng hoặc lâu hơn.

Độ tuổi

  • Trẻ em: Thời gian niềng thường ngắn hơn người lớn do xương hàm còn mềm dẻo.
  • Người lớn: Thời gian niềng thường lâu hơn do xương hàm đã phát triển cứng chắc

Phương pháp niềng răng

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Thời gian niềng thường lâu hơn so với các phương pháp khác.
  • Niềng răng mắc cài sứ: Thời gian niềng tương đương với niềng răng mắc cài kim loại.
  • Niềng răng mắc cài mặt trong: Thời gian niềng có thể lâu hơn so với niềng răng mắc cài mặt ngoài.
  • Niềng răng Invisalign: Thời gian niềng tương đương với niềng răng mắc cài.

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

mess zalo