Niềng Răng Bị Hóp Má Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?

Niềng răng bị hóp má, hóp thái dương là tình trạng mà một vài người có thể gặp phải trong quá trình chỉnh nha. Nguyên nhẫn dẫn tới tình trạng này như sau:

  • Do sai kỹ thuật chỉnh nha và dùng vật liệu kém chất lượng
  • Răng mất lâu ngày
  • Thói quen ăn nhai không đúng
  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Niềng răng bị hóp má có đúng không?

Tình trạng niềng răng bị hóp má có thể xảy ra ở một vài người khi đang trong quá trình chỉnh nha. Khi gặp phải tình trạng này, 2 bên má của bạn sẽ bị hóp sâu lại, nhất là ở phần thái dương sẽ lún sâu hơn so với mức bình thường. Tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu và cụ thể là sau khi việc ăn uống của bạn trở lại như bình thường.

Đối với những người có khuôn mặt tròn thì đây lại là một ưu điểm khá thú vị. Đã có rất nhiều khách hàng chia sẻ răng quá trình niềng đã khiến khuôn mặt của họ trông hài hòa, cân xứng và thon gọn hơn.

Hai bên má của bạn sẽ bị hóp sâu lại khi niềng răng
Hai bên má của bạn sẽ bị hóp sâu lại khi niềng răng

Tuy nhiên, với những người có khuôn mặt nhỏ, thon gọn khi bị hóp má thêm nữa có thể khiến họ mất tự ti bởi khuôn mặt không hài hòa và cảm thấy căng thẳng khi đối mặt. Cũng có rất nhiều trường hợp người niềng tự thấy mặt bị hóp vào nên cho rằng đó là do niềng răng gây nên. Trên thực tế, các phương pháp niềng răng chỉnh nha sẽ không gây hóp má mà nó có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác.

Lý do tại sao khi niềng răng lại bị hóp má

Dưới đây là những lý do có thể khiến má bị hóp lại, cụ thể như sau:

Do sai kỹ thuật chỉnh nha và dùng vật liệu kém chất lượng

Niềng răng là một kỹ thuật chỉnh nha yêu cầu bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn, trình độ cao, có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, trong quá trình niềng cần có sự hỗ trợ của các trang thiết bị chuyên dụng, vật liệu chính hãng, chất lượng cao giúp việc chỉnh nha trở nên hiệu quả nhất. Nếu lựa chọn sai trung tâm niềng, việc chỉnh nha được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn yếu sẽ khiến răng bị ê buốt, nướu răng bị tổn thương, tụt lợi, răng lung lay và lúc này má cũng sẽ bị hóp lại.

Chính vì vậy, trước khi quyết định niềng răng ở đâu, bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra trong quá trình niềng.

Răng mất lâu ngày

Phần lớn các trường hợp niềng răng đều cần phải nhổ để tạo khoảng trống giúp răng di chuyển về đúng vị trí dễ dàng hơn. Trong trường hợp bị mất răng lâu ngày, nhất là đối với các răng hàm lớn sẽ khiến bạn gặp tình trạng tiêu xương ổ răng. Má là bộ phận được nâng đỡ bởi hệ thống răng, xương hàm và cơ mặt, vậy nên trong trường hợp này má sẽ bị lõm xuống.

Thói quen ăn nhai không đúng

Việc bị hóp má khi niềng răng có thể xuất phát từ việc ăn nhai không đúng cách của bạn. Các thành phần giúp má đầy đặn hơn có thể kể tới như gò má bé, lớn, cơ cắn, cơ gò má,… Nếu trong trường hợp răng hoạt động nhiều thì hệ thống cơ sẽ trở nên săn chắc và nâng đỡ má tốt hơn. Ngược lại đối với những người lười ăn, nhai không đều khi chỉ nhai 1 bên sẽ khiến hệ thống cơ làm đầy hoạt động ít, dẫn tới cơ bị mềm, chùng xuống và tình trạng hóp má sẽ xảy ra.

Thói quen ăn nhai không đúng sẽ khiến má bị hóp
Thói quen ăn nhai không đúng sẽ khiến má bị hóp

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Hàm lượng dinh dưỡng mà chúng ta nạp vào hằng ngày sẽ quyết định độ chắc chắn của răng cũng như xương hàm. Nếu có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến bạn có một sức khỏe tốt và ngược lại. Nếu ăn kiêng quá mức sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng thiếu chất, lượng mỡ có trong vùng má cũng giảm đi đáng kể.

Nếu ở trong giai đoạn đầu khi niềng răng, bạn nên bổ sung thêm nhiều các chất dinh dưỡng như các thực phẩm,dễ ăn, không cần nhai quá nhiều để khoang miệng dần làm quen với khí cụ bên trong. Nếu trong giai đoạn này, những cơn đau khiến bạn lười ăn và điều này sẽ dẫn tới tình trạng sụt cân, cơ thể hốc hác nên trông phần má cũng sẽ thon gọn hơn.

Cách để không bị hóp má khi niềng răng

Nếu bạn có một khuôn mặt thon gọn, nhỏ nhắn và không muốn gặp phải tình trạng hóp má, có thể tham khảo một vài cách sau đây.

  • Tìm hiểu các trung tâm niềng răng uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giới, chuyên môn cao để giúp kết quả niềng được như ý và tránh được tình trạng hóp má khi niềng răng.
  • Đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký kết, phác đồ điều trị và những cam kết được đề ra để tránh được các trường hợp xấu trong quá trình niềng.
  • Hãy quan sát kỹ sự thay đổi của răng trong các giai đoạn, nếu có bất thường hãy báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh và có hướng đi trong giai đoạn niềng tiếp theo.
  • Hãy ăn uống đầy đủ, tránh ăn các thực phẩm cứng dai dễ bung niềng và má sẽ bị hóp lại khi kiêng khem quá kỹ càng.
  • Hãy kiểm soát tinh thần thật thoải mái, tránh căng thẳng quá độ và nghỉ ngơi đúng giờ giấc, tránh thức quá khuya.
  • Tái khám theo đúng lịch trong phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.

Trên đây là câu trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi niềng răng bị hóp má hay không. Tình trạng hóp má xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và sẽ diễn ra không quá lâu. Hơn hết, bạn vẫn nên lựa chọn trung tâm niềng răng uy tín, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để có một sức khỏe tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Chi Tiết Về Dịch Vụ & Bảng Giá

Câu hỏi thường gặp

Niềng răng mắc cài pha lê có giá từ 40.000.000 - 80.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại mắc cài và thương hiệu. Phương pháp này thẩm mỹ cao và hiệu quả chỉnh nha tốt, nhưng chi phí có thể cao hơn so với các loại mắc cài khác.

Răng thưa là tình trạng răng có thể khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là đối với người làm nghề dịch vụ. Niềng răng thưa hiện nay là một phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn, sử dụng hệ thống khí cụ để dịch chuyển các răng lệch lạc về đúng vị trí trong cung hàm. Với tình trạng răng thưa, bạn có thể sử dụng các phương pháp như:

  • Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng mắc cài trong suốt

Mắc cài pha lê và mắc cài sứ là hai phương pháp niềng răng thẩm mỹ khác nhau. Dưới đây là một số điểm so sánh giữa chúng;

  • Kích thước: Mắc cài pha lê thường được thiết kế nhỏ hơn so với mắc cài sứ, giảm cảm giác khó chịu và vướng víu.
  • Tính thẩm mỹ: Mắc cài sứ thường có màu sắc tương tự với răng tự nhiên hơn, mang lại tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài pha lê.
  • Độ bền: Mắc cài sứ thường có độ bền cao hơn và ít dễ vỡ mẻ hơn so với mắc cài pha lê.
  • Chi phí: Cả hai phương pháp đều có chi phí tương đối cao, nhưng chi phí cho mắc cài sứ thường cao hơn so với mắc cài pha lê.

Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu cá nhân, bạn có thể cân nhắc giữa mắc cài pha lê hoặc mắc cài sứ để đạt được kết quả thẩm mỹ phù hợp.

Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài?

  • Niềng răng trong suốt: Thẩm mỹ cao, tiện lợi, tuy nhiên chi phí cao và chỉ phù hợp cho các trường hợp sai lệch nhẹ đến trung bình.
  • Niềng răng mắc cài: Chi phí đa dạng, phù hợp cho tất cả các trường hợp sai lệch, tuy nhiên ít thẩm mỹ hơn và cần chú ý vệ sinh kỹ lưỡng.

Niềng răng trong suốt được đánh giá tốt hơn nhờ các đặc tính vượt trội về sự tiện lợi hay tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài cũng mang đến hiệu quả điều chỉnh sai lệch răng rất tốt với mức giá phù hợp hơn nhiều.

Hiện nay trên thị thường phổ biến một số loại niềng răng như:

Niềng răng mắc cài

  • Mắc cài kim loại: Loại phổ biến nhất, giá rẻ nhưng kém thẩm mỹ.
  • Mắc cài sứ: Thẩm mỹ hơn mắc cài kim loại, giá cao hơn.
  • Mắc cài mặt trong: Gắn vào mặt trong răng, thẩm mỹ cao nhất, giá cao nhất.
  • Mắc cài tự khóa: Giúp rút ngắn thời gian niềng, giá cao hơn mắc cài thường.

Niềng răng trong suốt Invisalign

  • Sử dụng khay niềng trong suốt, có thể tháo lắp dễ dàng.
  • Thẩm mỹ cao, tiện lợi, hiệu quả cao.
  • Giá thành cao hơn niềng răng mắc cài.

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

  • Gắn mắc cài vào mặt lưỡi, hoàn toàn không nhìn thấy.
  • Thẩm mỹ cao nhất, tuy nhiên khó chịu khi đeo và nói.
  • Giá thành cao hơn niềng răng mắc cài mặt ngoài.

Niềng răng trainer là phương pháp chỉnh nha sử dụng khay niềng trong suốt, được làm từ silicon y tế, có độ đàn hồi cao. Khay trainer có hình dạng parabol ôm sát theo cung hàm, giúp định hình, di chuyển răng và điều chỉnh khớp cắn.

Niềng răng trainer hiệu quả tốt nhất ở trẻ em giai đoạn tiền chỉnh nha (3 - 12 tuổi). Phương pháp giúp định hình, di chuyển răng, tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc, hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của răng hàm.

Xem chi tiết: Niềng Răng Trainer

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

mess zalo
ReviewNK