Bọc răng sứ là một trong các dịch vụ thẩm mỹ nha khoa đang rất được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này có thể khắc phục đa số các khuyết điểm răng và phòng ngừa một số bệnh lý nhất định về răng. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người cảm thấy lo lắng về việc thực hiện và đặt ra câu hỏi “Bọc răng sứ có đau không?”. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong các nội dung sau đây.
Bọc răng sứ áp dụng cho những đối tượng nào?
Bọc răng sứ giúp mang lại tính thẩm mỹ cao cho hàm răng, giúp cải thiện một phần chức năng nhai và phục hồi sức khỏe răng miệng rất tốt. Những nhóm đối tượng được khuyên nên sử dụng phương pháp bọc răng sứ bao gồm:
- Răng có nhiều khuyết điểm: Phương pháp bọc răng sứ có thể giúp bạn khắc phục được phần lớn những khuyết điểm răng không mong muốn như: răng thưa, răng hô nhẹ, răng móm nhẹ, răng bị sứt mẻ do chấn thương, răng bị xỉn màu, răng chết tủy, men răng bị mòn, răng vàng không đều màu.
- Mong muốn có một hàm răng thẩm mỹ: Rất nhiều người tìm đến phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ với mong muốn có một vẻ ngoài rạng rỡ, phù hợp với đặc thù công việc. Những người này thường hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, thẩm mỹ, người làm trong ngành dịch vụ, kinh doanh,…
Nếu có mong muốn sử dụng phương pháp bọc sứ, bạn nên đến gặp các bác sĩ để được khám sức khỏe răng miệng tổng quát, đồng thời điều trị các bệnh lý liên quan nếu có. Sau đó bác sĩ mới có thể tư vấn có phù hợp bọc sứ hay không và nên lựa chọn phương pháp bọc sứ nào.
Xem thêm: Bọc răng sứ cho răng khểnh: Quy trình, chi phí, ưu nhược điểm
Bọc răng sứ có đau không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Thực tế việc bọc răng sứ sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta cũng như không gây đau đớn. Tuy nhiên, đây cũng là một phương pháp sử dụng kỹ thuật nha khoa thủ công nên bọc răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào những yếu tố như sau:
- Tay nghề bác sĩ: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định quá trình bọc răng sứ có đau hay không. Để bọc được mão sứ vào răng, bác sĩ sẽ cần tiến hành mài cùi răng. Mài răng bọc sứ có đau không? Việc mài cùi răng cần thực hiện một cách chính xác tuyệt đối, đúng tỉ lệ và không được xâm lấn đến ngà răng hay tủy răng. Hầu hết cơn đau khi mài răng là do bác sĩ tay nghề yếu, mài quá sâu khiến răng bị buốt mạnh.
- Kỹ thuật lắp mão sứ: Sau khi mài xong và đảm bảo răng đạt tỷ lệ chuẩn, tiếp đến sẽ là công đoạn lắp mão răng sứ. Nếu như mão sứ lắp vào răng thật bị cộm, kênh, không đúng rãnh sẽ khiến người bệnh rất khó chịu và có thể gây đau đớn về sau.
- Chất lượng thiết bị: Thiết bị sử dụng để mài răng cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn về lực, về tốc độ để việc thao tác của bác sĩ trở nên đơn giản hơn và không gây đau đớn cho người bệnh.
Bọc răng sứ xong bị đau là do đâu?
Nhiều trường hợp khi thực hiện bọc răng không quá đau nhưng về sau một thời gian ngắn răng lại có dấu hiệu bị đau nhức, khó chịu. Tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng về chất lượng của mão sứ và tuổi thọ của răng sứ. Vậy những triệu chứng này do nguyên nhân nào gây nên?
- Men răng kém: Men răng của mỗi người sẽ có một độ cứng khác nhau, có thể là do di truyền hoặc do cách chăm sóc răng miệng hàng ngày không đúng. Đây là lý do sau khi bị mài răng để bọc sứ, răng sẽ càng yếu và nhạy cảm hơn, đặc biệt là khi ăn uống,
- Chăm sóc sau bọc sứ không đúng cách: Tuy răng sứ được các chuyên gia nhận định là có độ cứng chắc lý tưởng nhưng sau khi bọc sứ bạn cũng không nên ăn đồ quá cứng. Những thức ăn quá cứng có thể khiến răng bị đau nhức. Hơn nữa, việc vệ sinh sau khi ăn không cẩn thận cũng có thể là điều kiện để vi khuẩn phát triển, sinh sôi và gây nên những cơn đau nhức.
- Không điều trị triệt để bệnh lý răng miệng: Như đã đề cập ở trên, nếu muốn tiến hành bọc răng sứ đặc biệt là bọc răng sứ cho răng sâu, bạn nên khám bác sĩ để phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có. Các bệnh lý này nếu còn tổn tại sẽ khiến đau nhức kéo dài và thường xuyên tái phát. Cách duy nhất là đến ngay nha khoa để được kiểm tra và điều trị.
- Chữa tủy không dứt điểm: Nhiều trường hợp bọc răng sứ cần thực hiện chữa tủy trước đó, đặc biệt là với những bệnh nhân bị viêm nha chu nặng, sâu răng ăn vào tủy. Tuy nhiên quá trình điều trị tủy không thật sự dứt điểm sẽ khiến sau khi bọc sứ răng bị đau nhức rất dữ dội.
- Kỹ thuật lắp mão sứ không chính xác: Thông thường người bệnh sẽ được gắn tạm thời mão sứ lên răng thật khoảng vài ngày để cảm nhận độ tương thích rồi mới tiến hành gắn cố định răng sứ. Tuy nhiên, nếu kỹ thuật gắn mão sứ cố định này không chính xác và khiến răng bị cộm sẽ rất dễ dẫn đến đau nhức khi ăn nhai.
- Đau do kỹ thuật mài răng: Như bạn đã biết từ các nội dung trên, việc mài răng của bác sĩ là bước rất quan trọng quyết định việc bọc răng sứ có đau không. Một khi kỹ thuật không đảm bảo và gây đau buốt trong quá trình mài, cơn đau sẽ có thể kéo dài rất nhiều ngày về sau khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó ăn nhai. Do vậy, đừng bị các tin quảng cáo bọc răng sứ giá rẻ lôi kéo, hãy tìm hiểu thật kỹ càng về phòng khám nha khoa trước khi thực hiện bọc sứ.
Cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ
Răng sứ không được chăm sóc đúng cách sẽ là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm nha chu, viêm tủy răng, viêm nướu răng,… Ngoài ra, rất nhiều trường hợp sau khi bọc sứ bị tụt lợi, hở răng sứ, rơi răng sứ,… điều này ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ tổng thể, tuổi thọ của cả hàm răng sứ và sức khỏe của cùi răng thật.
Để đảm bảo tuổi thọ lâu bền nhất cho răng sứ cũng như để bản thân luôn thoải mái trong việc ăn uống hàng ngày, sau khi bọc sứ bạn cần thật sự quan tâm đến vấn đề chăm sóc răng, cụ thể:
- Chăm sóc răng sứ như chăm sóc răng thật, mỗi ngày đánh răng tối thiểu 2 lần sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Bạn nên lựa chọn các loại bàn chải có đầu lông mềm mại, thân thiện với nướu. Ngoài ra cũng nên ưu tiên sử dụng các loại kem đánh răng có chứa hàm lượng fluoride lớn để tăng cường công dụng bảo vệ răng, ngăn chặn vi khuẩn gây hại.
- Nên thay mới bàn chải sau mỗi 3 tháng sử dụng vì bàn chải có thể là nơi vi khuẩn trú ngụ và trực tiếp lây lan vào khoang miệng, gây hại cho răng.
- Bên cạnh việc đánh răng bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các vùng kẽ răng và súc miệng sau khi đánh răng để rửa trôi hoàn toàn vi khuẩn có hại.
- Hạn chế các loại đồ ăn quá cứng, quá dai vì khi dùng lực quá mạnh có thể khiến răng sứ bị mẻ, cùi răng thật phía trong có thể bị đau nhức, yếu đi và trở nên nhạy cảm.
- Sau khi bọc sứ khoảng 1 tuần, răng vẫn đang trong thời gian nhạy cảm và thường xảy ra tình trạng ê buốt. Do vậy bạn cũng nên hạn chế ăn các món quá nóng hoặc quá lạnh.
- Không nên ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn chứa nhiều chất béo vì đây là điều kiện tốt để các vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ và tấn công răng, lợi, phá hủy cấu trúc của men răng.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D để răng chắc khỏe hơn.
- Uống nhiều nước để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ
- Cai bỏ thuốc lá vì đây là nguyên nhân khiến men răng bị vàng, gây khô miệng, hôi miệng
- Hạn chế các món ăn, thực phẩm, đồ uống có màu đậm như cafe, trà, nước ngọt,…
- Nếu nhận thấy răng sứ có dấu hiệu bị nứt, mẻ, ngay lập tức phải đến nha sĩ để được kịp thời khắc phục, nếu để quá lâu vết nứt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ răng.
- Sau khi bọc răng sứ bạn cũng nên thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm tra tình trạng của lớp mão sứ và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bọc răng sứ có đau không, bọc răng sứ xong nên chăm sóc răng như thế nào. Đây là một phương pháp thẩm mỹ rất được ựa chuộng hiện nay nên bạn đọc hãy tìm hiểu thông tin chi tiết thật kỹ càng trước khi đưa ra lựa chọn cho bản thân.
Cùng chuyên mục:
- Có nên bọc răng sứ không? 10 lợi ích “khủng” khi bọc răng sứ
- Nên niềng răng hay bọc răng sứ? Đâu là lựa chọn hoàn hảo?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!