Quy Trình Niềng Răng An Toàn – Hiệu Quả – Chuẩn Y Khoa

quy-trinh-nieng-rang-1
Bước 1
Khám tổng quát và Chụp X-quang răng
quy-trinh-nieng-rang-2
Bước 2
Lấy dấu răng và lên kế hoạch chỉnh nha
quy-trinh-nieng-rang-3
Bước 3
Nhổ răng và vệ sinh răng trước khi niềng
quy-trinh-nieng-rang-4
Bước 4
Gắn mắc cài
quy-trinh-nieng-rang-5
Bước 5
Tái khám định kỳ
quy-trinh-nieng-rang-6
Bước 6
Tháo niềng răng và đeo hàm duy trì

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha nhằm di chuyển răng về vị trí mong muốn, giúp cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Quy trình niềng răng bao gồm 6 bước và kéo dài từ 18 – 24 tháng nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc các bước trong quy trình niềng răng tiêu chuẩn, giúp bạn có sự chuẩn bị về tâm lý trước khi quyết định thực hiện chỉnh nha.

Các bước trong quy trình niềng răng tiêu chuẩn

Quy trình niềng răng tiêu chuẩn gồm 6 bước, cụ thể gồm:

Bước 1: Khám tổng quát và Chụp X-quang răng

Bác sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X-quang để đánh giá mức độ sai lệch của răng, xương hàm và mô mềm. Dựa vào kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp nhất cho bạn.

Bước 2: Lấy dấu răng và lên kế hoạch chỉnh nha

Bác sĩ sẽ lấy dấu răng để tạo mẫu hàm và lập kế hoạch điều trị chi tiết. Kế hoạch điều trị sẽ bao gồm thời gian niềng răng dự kiến, loại mắc cài sử dụng, các bước điều chỉnh răng và chi phí điều trị.

Lấy dấu răng chỉnh nha
Lấy dấu răng chỉnh nha

Bước 3: Nhổ răng và vệ sinh răng trước khi niềng

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhổ một số răng để tạo chỗ sắp xếp lại các răng còn lại. Trong trường hợp cần nhổ răng, bác sĩ thường tiến hành loại bỏ răng số 4 và răng số 8 nhằm tạo khoảng cho các răng di chuyển tới vị trí mong muốn.

Đồng thời, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có) trước khi niềng răng. Đặc biệt lưu ý các trường hợp răng khôn mọc lệch, sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu sẽ cần được xử lý dứt điểm trước khi thực hiện chỉnh nha.

Bước 4: Gắn mắc cài

Bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng theo kế hoạch điều trị. Bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh răng miệng và chăm sóc mắc cài.

Trong thời gian đầu khi gắn mắc cài sẽ tạo cảm giác vướng víu, khó chịu và hơi ê nhức răng nhẹ. Trong trường hợp bị ê nhức nhiều, hãy liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục tình trạng.

Gắn mắc cài niềng răng
Gắn mắc cài niềng răng

Bước 5: Tái khám định kỳ

Bạn cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tiến độ điều trị và điều chỉnh lực kéo của mắc cài. Thông thường thời gian tái khám sau mỗi 4 – 6 tuần.

Việc tái khám đúng lịch hẹn giúp bác sĩ nha khoa theo dõi được tiến độ các răng dịch chuyển theo phác đồ chỉnh nha từ đầu. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ điều chỉnh dây cung là lực siết răng lại ổn định, hạn chế các vấn đề phát sinh như rơi mắc cài, bung dây cung, lực siết quá mạnh dẫn đến bật chân răng hay quá nhẹ không đủ để kéo răng,…

Bước 6: Tháo niềng răng và đeo hàm duy trì

Sau khi răng đã di chuyển về vị trí mong muốn, bác sĩ sẽ tháo mắc cài. Bạn cần đeo hàm duy trì để giữ cho răng ổn định và tránh bị di chuyển lại vị trí cũ. Khi này, bạn sẽ cần sử dụng hàm duy trì trong suốt 6 – 24 tháng để răng ổn định hoàn toàn.

Sử dụng hàm duy trì sau khi tháo niềng
Sử dụng hàm duy trì sau khi tháo niềng

Trên đây là những thông tin về quy trình niềng răng tiêu chuẩn. Hy vọng thông tin mà bài viết cung cấp có thể hỗ trợ quá trình niềng răng của bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Niềng răng mắc cài pha lê có giá từ 40.000.000 - 80.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại mắc cài và thương hiệu. Phương pháp này thẩm mỹ cao và hiệu quả chỉnh nha tốt, nhưng chi phí có thể cao hơn so với các loại mắc cài khác.

Niềng răng mắc cài sứ có giá từ 35.000.000 đến 160.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại mắc cài và thương hiệu. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bao gồm độ lệch lạc của răng, phương pháp niềng, bệnh lý răng miệng, thương hiệu mắc cài, tay nghề bác sĩ và trang thiết bị phòng khám.

Mắc cài pha lê có tính thẩm mỹ cao do trong suốt nhưng dễ vỡ và lực kéo yếu hơn, trong khi mắc cài sứ bền chắc, lực kéo mạnh hơn, rút ngắn thời gian niềng. Mắc cài sứ có chi phí thấp hơn và hiệu quả cao hơn mắc cài pha lê.

Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài là thắc mắc của đông đảo khách hàng. Mỗi phương pháp có sự khác nhau về cơ chế hoạt động, tính thẩm mỹ, hiệu quả, độ an toàn, tính tiện lợi và chi phí [1].

Thông thường niềng răng trong suốt là lựa chọn của khách hàng yêu cầu cao về thẩm mỹ, có tài chính tốt, trong khi đó niềng răng mắc cài phù hợp với người có kinh tế hạn chế, răng khấp khểnh nghiêm trọng và không yêu cầu nhiều về thẩm mỹ [2].

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

mess zalo
ReviewNK