Viêm Lợi Kiêng Ăn Gì? 6 Nhóm Thực Phẩm Cần Hạn Chế Tiêu Thụ

Khi bị viêm lợi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm viêm và tăng cường khả năng phục hồi. Vậy cụ thể, bị viêm lợi kiêng ăn gì? Các thực phẩm được nha sĩ khuyến cáo người bệnh hạn chế tiêu thụ như thực phẩm nhiều đường, đồ ăn cứng và giòn, đồ ăn cay nóng, thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng,..

Giải đáp viêm lợi kiêng ăn gì?

Viêm lợi gây tình trạng sưng đỏ, đau, dễ chảy máu và thường kèm theo hơi thở có mùi khó chịu. Chính vì vậy, khi bị đau răng viêm lợi kiêng ăn gì là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nha sĩ giải đáp như sau:

Thực phẩm nhiều đường

Đường trong thực phẩm là nguồn dinh dưỡng chính cho vi khuẩn trong khoang miệng. Khi vi khuẩn phân hủy đường, chúng sản sinh ra axit, làm hỏng men răng và gây kích thích vùng nướu, khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Đường còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và sâu răng.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Bánh kẹo ngọt (kẹo cứng, kẹo mềm, bánh bông lan, bánh quy).
  • Đồ uống có gas chứa đường (nước ngọt, soda, nước trái cây đóng chai).
  • Sô cô la và các loại mứt trái cây có đường.
Thực phẩm nhiều đường không tốt cho người bị viêm lợi
Thực phẩm nhiều đường không tốt cho người bị viêm lợi

Thức ăn cứng và giòn

Viêm lợi kiêng ăn gì? Thực phẩm cứng hoặc giòn có thể gây tổn thương trực tiếp đến vùng nướu bị viêm. Khi nhai các loại thức ăn này, lực tác động có thể làm nướu chảy máu hoặc đau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Hạt cứng như hạt điều, hạt dưa, hạt hướng dương.
  • Kẹo cứng hoặc các món cần nhai lâu như kẹo cao su.

Viêm lợi kiêng ăn gì? Đồ ăn cay nóng

Các loại thực phẩm cay nóng dễ gây kích ứng mạnh trên vùng nướu đang viêm. Chúng có thể làm tình trạng viêm trở nên nặng hơn, gây cảm giác nóng rát và khó chịu kéo dài.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Gia vị cay gồm ớt, tiêu, mù tạt.
  • Các món ăn cay như lẩu cay, bún bò cay, cánh gà sốt cay.
Viêm lợi kiêng ăn đồ ăn cay nóng
Viêm lợi kiêng ăn đồ ăn cay nóng

Đồ uống có cồn

Rượu bia và các đồ uống chứa chất kích thích làm giảm độ ẩm trong khoang miệng, gây khô miệng. Khi miệng khô, khả năng tự làm sạch của nước bọt giảm, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Cà phê và các loại nước tăng lực chứa caffeine cũng gây mất nước, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm lợi.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Rượu, bia, cocktail.
  • Cà phê, trà đặc hoặc các loại nước tăng lực.
  • Soda và các loại nước ngọt chứa caffeine.

Viêm lợi kiêng ăn gì? Thực phẩm quá lạnh – quá nóng

Nhiệt độ cực đoan từ thức ăn hoặc đồ uống có thể làm kích thích vùng nướu bị viêm, gây đau và kéo dài thời gian hồi phục. Thức ăn quá nóng có thể làm nướu sưng to hơn, trong khi đồ quá lạnh dễ làm nướu co lại đột ngột, gây đau nhức.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Đồ uống quá nóng: Trà, cà phê nóng, súp mới nấu.
  • Đồ uống lạnh: Nước đá, kem, sinh tố lạnh.
  • Món ăn nóng: Cháo, canh nóng khi vừa nấu.

Đồ ăn chứa axit cao

Trước câu hỏi viêm lợi có mủ kiêng ăn gì, nha sĩ khuyến cáo người bệnh tránh ăn đồ ăn chứa axit cao. Bởi chúng có thể làm mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm tổn thương vùng nướu. Axit cũng gây cảm giác châm chích, khó chịu trên nướu bị viêm.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Trái cây chua như chanh, cam, bưởi, quýt, kiwi.
  • Đồ uống có gas: Nước ngọt, soda chanh.
  • Dưa muối, các món ngâm chua như kim chi.
Đồ ăn chứa axit cao gây khó chịu trên nướu bị viêm
Đồ ăn chứa axit cao gây khó chịu trên nướu bị viêm

Hướng dẫn bổ sung thực phẩm tốt cho viêm lợi

Trong quá trình điều trị viêm lợi, bên cạnh việc kiêng các thực phẩm gây hại, vấn đề người lớn và trẻ bị viêm lợi nên ăn gì cũng nhận được nhiều quan tâm. Giải đáp cụ thể như sau:

  • Rau xanh và trái cây ít axit: Cung cấp vitamin và chất xơ, hỗ trợ giảm viêm và làm sạch khoang miệng (rau cải, táo, lê).
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Tăng cường sức đề kháng và khả năng chống viêm (dâu tây, ớt chuông, rau cải xanh).
  • Thực phẩm mềm, dễ nhai: Trước câu hỏi “viêm lợi ăn gì?”, nha sĩ cho biết nên ăn thục phẩm mềm và dễ nhai để hạn chế gây tổn thương nướu (cháo, súp, khoai tây nghiền).
  • Thực phẩm giàu canxi và kẽm: Giúp răng và nướu chắc khỏe (sữa, phô mai, hạt óc chó).

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi viêm lợi kiêng ăn gì, giúp người bệnh dễ dàng xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân. Bên cạnh đó, kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày và sử dụng nước súc miệng sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm lợi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Mất răng lâu năm có trồng được không? Câu trả lời là CÓ, nhưng thời gian mất răng càng lâu sẽ càng gây khó khăn cho việc trồng răng.

Tiêu xương hàm sau khi mất răng có thể bắt đầu từ 3 tháng đầu tiên, với mức độ tiêu xương tăng dần theo thời gian. Trồng răng Implant hoặc ghép xương là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa tiêu xương và khôi phục chức năng răng miệng.

Răng bị lung lay thường do tuổi tác, thay đổi nội tiết, bệnh lý răng miệng hoặc chấn thương. Tùy nguyên nhân, bạn có thể bổ sung canxi, vệ sinh răng miệng đúng cách, hoặc đến nha khoa để được bác sĩ điều trị.

Răng vĩnh viễn bị lung lay thì phải làm sao? Cần làm sạch và chăm sóc sâu răng tại phòng khám,thực hiện kỹ thuật cố định tang, phẫu thuật nha chu, một số trường hợp cần nhổ và trồng rang giả.

Sâu răng có lây không? Sâu răng không chỉ gây ra đau nhức, khó chịu mà còn có khả năng lây nhiễm qua nhiều cách mà ít ai ngờ tới.

Mẹ bầu bị sâu răng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn, tránh tự ý dùng thuốc [1]. Nên duy trì vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối và sử dụng các biện pháp tự nhiên giảm đau khi cần [2].

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

mess zalo
ReviewNK